Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Phạm Minh Trung-Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường-cho biết: Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, ngày 1-11-2024, Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 162/QĐ-STNMT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện, thị xã, thành phố thuộc Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 1-11-2024.

Một trong những nội dung quan trọng là quy định chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động; đính chính, thu hồi, hủy giấy chứng nhận, hủy kết quả đăng ký biến động trên giấy chứng nhận cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là cá nhân, cộng đồng dân cư.

giam-doc-so-tai-nguyen-va-moi-truong-khang-dinh-viec-giao-quyen-cap-giay-chung-nhan-cho-cac-chi-nhanh-van-phong-dkdd-se-nang-cao-tinh-than-trach-nhiem-trong-thuc-hien-nhiem-vu-gop-phan-day-nhanh-tien-do-giai-q.jpg
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Theo Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, trước đây, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các trường hợp nêu trên do Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh thực hiện. Ưu điểm của phương án này là có sự kiểm tra, kiểm soát, tập trung, thống nhất về thủ tục, chuyên môn trên địa bàn toàn tỉnh và các tồn tại, vướng mắc của các chi nhánh được chấn chỉnh kịp thời.

Tuy nhiên, quy trình này không phát huy được tính năng động, chủ động trong công việc của giám đốc và nhân viên các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai; đồng thời, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải qua nhiều bước trung gian dẫn đến tốn nhiều thời gian, phí vận chuyển và dễ xảy ra thất lạc hồ sơ.

“Việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai giúp các đơn vị chủ động nắm bắt, xử lý hồ sơ tại đơn vị, nâng cao tinh thần trách nhiệm của giám đốc chi nhánh, gắn trách nhiệm của giám đốc chi nhánh với trách nhiệm của cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ.

Từ đó, tránh đùn đẩy trách nhiệm và đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ. Đặc biệt, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh sẽ tập trung tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, chấn chỉnh và chỉ đạo các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đảm bảo hiệu quả, đúng pháp luật”-Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường khẳng định.

Liên quan đến nội dung này, ông Trịnh Hữu Tùng-Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh-thông tin: Ngay sau khi Quyết định số 162/QĐ-STNMT có hiệu lực, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh đã có văn bản và tổ chức triển khai để các chi nhánh bố trí nguồn nhân lực phù hợp theo hướng chuyên môn hóa để nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc; thực hiện ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền và các nhiệm vụ khác theo quy định; kịp thời phát hiện, báo cáo những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, không để hồ sơ thủ tục hành chính bị ách tắc.

Thời gian tới, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh sẽ thường xuyên theo dõi, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao năng lực thực hiện cho các chi nhánh cũng như đảm bảo thống nhất về hồ sơ, quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo quy định.

Có thể bạn quan tâm

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya đang tổ chức tại khu vực nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây không chỉ là dịp để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của loài hoa dã quỳ, mà còn là cơ hội để thưởng thức những sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

Nông dân Hoàng Văn Câu làm giàu từ nuôi bò vỗ béo

Nông dân Hoàng Văn Câu làm giàu từ nuôi bò vỗ béo

(GLO)- Việc lựa chọn và chuyển đổi nghề phù hợp với điều kiện thực tế đã giúp gia đình anh Hoàng Văn Câu (SN 1988, làng Phung, xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành triệu phú. Mỗi năm, gia đình anh thu về trên 600 triệu đồng từ mô hình nuôi bò vỗ béo.

Những tấm gương nỗ lực vượt qua “bóng tối”

Những tấm gương nỗ lực vượt qua “bóng tối”

(GLO)- Dù không có được đôi mắt sáng như bao người khác nhưng những người bị mù ở huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) lại làm cho cuộc đời mình sáng lên bằng chính tinh thần lạc quan và nghị lực phi thường. Điều đó đã giúp họ vượt qua “bóng tối” của số phận, tìm được ánh sáng cho đời mình.

Thành viên Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo xã Ia Sao phối hợp với điều tra viên tiến hành rà soát hộ nghèo tại buôn H’Liếp. Ảnh: V.C

Ia Sao công khai, minh bạch trong điều tra, rà soát hộ nghèo

(GLO)- Hiện nay, các thôn, buôn thuộc xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa) đã hoàn tất công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều. Các quy trình đều được thực hiện công khai, minh bạch trên cơ sở đánh giá chi tiết đến từng hộ dân để có hướng hỗ trợ thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Pháo phòng không 234 giúp xây dựng nhà cho gia đình bà A Nưnh (làng Đăk Pơ Nan, xã Kon Thụp). Ảnh: T.N

Những ngôi nhà ấm tình đoàn kết ở Kon Thụp

(GLO)- Năm 2024, huyện Mang Yang được Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Gia Lai phân bổ 750 triệu đồng để hỗ trợ xây dựng 15 căn nhà (50 triệu đồng/căn) cho các hộ nghèo và cận nghèo. Huyện ủy đã thống nhất ưu tiên hỗ trợ xây dựng nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo, cận nghèo xã Kon Thụp.