Ổn định đời sống nhờ nông hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nông hội rau hoa Trà Đa được đánh giá là mô hình kinh tế tập thể hiệu quả ở TP. Pleiku. Mô hình đã giúp nông dân thay đổi tư duy sản xuất, nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm nông nghiệp. 
Nông hội rau hoa Trà Đa ra mắt vào ngày 10-10-2019. Đây là nông hội đầu tiên được thành lập ở TP. Pleiku. Khi mới thành lập, Nông hội có 32 hội viên, tập trung ở thôn 1 và thôn 5 đăng ký sản xuất hơn 7 ha rau, hoa. Đến nay, Nông hội có 59 hội viên tham gia canh tác hơn 20 ha rau, hoa theo mô hình hội quán phát triển kinh tế hợp tác xã của tỉnh Đồng Tháp. Mô hình hoạt động theo nguyên tắc “3 không” (không bộ máy, không kinh phí, không cơ sở vật chất), “3 tự” (tự nguyện, tự quản, tự quyết định công việc) và “3 cùng” (cùng nghĩ, cùng làm, cùng hưởng).
Thời gian qua, Ban Chủ nhiệm Nông hội thường xuyên trao đổi, bàn bạc với hội viên về các lĩnh vực trong đời sống, nhất là việc làm, hỗ trợ cây giống mới, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây trồng, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, giá cả thị trường, nơi tiêu thụ... Nhờ đó, bà con nắm bắt được nhiều thông tin hữu ích về tình hình sản xuất, khoa học kỹ thuật, nhu cầu thị trường. Nhiều hội viên không chỉ nâng cao kiến thức hiểu biết mà còn tiếp thu kỹ thuật canh tác, sản xuất, kinh doanh hiệu quả.
Trò chuyện với chúng tôi, bà Trần Thị Tuyết (thôn 5) vui vẻ cho biết: Khi vào Nông hội, tôi có điều kiện dự họp, tham gia hội thảo đầu bờ, tiếp thu những kinh nghiệm sản xuất, cách làm hay để về áp dụng vào 5 sào rau, hoa của gia đình. Nhờ đó, vườn rau, hoa của tôi được chăm sóc tốt hơn, giá cả được cải thiện, thu nhập ổn định hơn trước.
Các hội viên Nông hội rau hoa Trà Đa (TP. Pleiku) chăm sóc rau. Ảnh: Hoàng Cư
Các hội viên Nông hội rau hoa Trà Đa (TP. Pleiku) chăm sóc rau. Ảnh: Hoàng Cư
Chủ nhiệm Nông hội Đoàn Khắc Châu thông tin: “Chúng tôi hợp tác làm ăn với Nông hội rau hoa An Phú (TP. Pleiku). Ban lãnh đạo và các hội viên 2 bên luôn giữ mối liên lạc nên mọi thông tin liên quan sản xuất, giá vật tư nông nghiệp, nhân công… đều được cập nhật, phổ biến kịp thời. Vào mỗi vụ sản xuất, dựa trên kế hoạch chung, các hội viên chủ động gieo trồng, tuân thủ lịch thời vụ. Cách làm này giúp giảm thiểu rủi ro, có nguồn thu ổn định để tái sản xuất. Thông qua Ban Chủ nhiệm, hội viên có thể vay tới 1,2 tỷ đồng vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để phát triển sản xuất kinh doanh. Từ khi tham gia Nông hội, đời sống của hội viên được cải thiện rõ rệt, nhiều gia đình kinh tế khá, giàu”. 
Ông Bùi Văn Phúc-Chủ tịch UBND xã Trà Đa-phấn khởi cho biết: “Xã có hơn 1.500 hộ với gần 6.500 khẩu. Xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới từ năm 2016. Sự ra đời của thành phần kinh tế hợp tác, nông hội có vai trò quan trọng trong việc đi đầu vận động tập hợp bà con chuyển từ sản xuất tự phát, nhỏ lẻ, manh mún sang canh tác tập trung, bài bản và hiệu quả hơn. Sản phẩm rau, hoa đảm bảo chất lượng, an toàn. Phát huy những ưu điểm này, xã tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ bà con mở rộng các mô hình sản xuất gắn kết với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch”.
HOÀNG CƯ

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1-7

Gia Lai: Tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1-7

(GLO)- Tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXIII (Gia Lai-Bình Định), hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế (BHYT) Việt Nam 1-7, đơn vị sẽ tăng cường tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách BHXH, BHYT tập trung nhấn mạnh chủ đề: “Bảo hiểm y tế-Chia sẻ cộng đồng, bảo vệ sức khỏe toàn dân”.

Chị Nay H’Uôn (thứ 2 từ phải sang, buôn Ji, xã Krông Năng) cùng 4 người bạn vui mừng vì đã sẻ chia giọt máu hồng, trao thêm cơ hội được cứu sống cho các bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

Hạnh phúc khi được sẻ chia giọt máu hồng

(GLO)- Đông đảo tình nguyện viên huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã tham gia buổi hiến máu tình nguyện vào sáng 28-6. Với họ, hiến máu không chỉ giúp phục vụ tốt hơn công tác cứu chữa bệnh nhân mà còn lan tỏa thông điệp nhân văn vì cộng đồng.

Thắp lửa yêu thương từ căn bếp nhỏ

Thắp lửa yêu thương từ căn bếp nhỏ

(GLO)- Đều đặn 4 giờ 30 phút sáng mỗi ngày, các thành viên của nhóm Bếp Thiện Nguyện Gia Lai (số 56A, đường Tôn Thất Tùng, TP. Pleiku) lại nhóm lửa nấu nướng và trao từng suất cơm, cháo nóng đến tận tay những mảnh đời kém may mắn.

Gia Lai: Gần 91,5% số nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã hoàn thành

Gia Lai: Gần 91,5% số nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã hoàn thành

(GLO)- Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai, tính đến chiều 26-6, toàn tỉnh đã khởi công xây mới và sửa chữa 8.090 căn nhà (đạt 99,88% so với kế hoạch), trong đó xây mới 6.575 căn và sửa chữa 1.515 căn. Đến nay, toàn tỉnh có 7.406 căn nhà đã hoàn thành, đạt 91,43%.

Quang cảnh lễ bàn giao nhà Đại đoàn kết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường Chi Lăng. Ảnh: R.H

Niềm vui trong căn nhà Đại đoàn kết

(GLO)- Hơn 1 tháng thi công, 8 căn nhà Đại đoàn kết do Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Chi Lăng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với các đơn vị hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành và bàn giao cho các hộ khó khăn trên địa bàn vào chiều ngày 25-6. 

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

null