Nữ cán bộ thương yêu giúp đỡ người nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Với cương vị Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) thị trấn Chư Sê, chị Đào Ánh Hồng luôn năng nổ, nhiệt tình với công tác, tận tâm giúp đỡ chị em phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, được chính quyền và người dân địa phương trân trọng.
Năm 1991, chị Hồng rời quê Thanh Hóa theo bố mẹ vào thị trấn Chư Sê sinh sống. Năm 1994, chị được tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn. Đến năm 2007, chị trở thành đại biểu HĐND thị trấn Chư Sê. Từ năm 2016 đến nay, chị được bầu giữ chức Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Chư Sê.
Với cương vị của mình, chị Hồng thường xuyên sâu sát cơ sở, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và luôn quan tâm đến công tác tập hợp đoàn kết hội viên, phụ nữ, đẩy mạnh các phong trào tương thân tương ái. Chị Siu Băh (làng Ngo Se-Glang) là một trong nhiều hoàn cảnh khó khăn được chị Hồng kêu gọi giúp đỡ. Chị Băh bị khuyết tật, chồng mất sức lao động, 2 con còn nhỏ, nhà ở dột nát. Trước hoàn cảnh đó, chị Hồng kêu gọi các hội viên và nhà hảo tâm giúp đỡ hơn 10 triệu đồng để sửa chữa lại căn nhà cho chị Băh. Chị Băh xúc động nói: “Không chỉ sửa lại nhà cho gia đình tôi, chị Hồng còn huy động các chị em đến giúp thu xếp nhà cửa, làm chuồng bò, tặng 1 con bò giống và 5 cặp gà mái nuôi lấy trứng. Tôi rất trân quý và biết ơn tấm lòng của chị Hồng và các chị em trong Hội”.
Chị Đào Ánh Hồng (thứ 4 từ phải sang) cùng cán hộ Hội LHPN huyện Chư Sê thăm gia đình hội viên dân tộc thiểu số. Ảnh: H.T
Chị Đào Ánh Hồng (thứ 4 từ phải sang) cùng cán hộ Hội LHPN huyện Chư Sê thăm gia đình hội viên dân tộc thiểu số. Ảnh: Hà Tây
Những năm qua, cùng với tổ chức Hội, chị Hồng đã vận động khoảng 300 triệu đồng, hơn 10 tấn gạo, gần 1.000 ngày công xây 8 căn nhà tình thương, 12 con bò sinh sản... giúp chị em phụ nữ trên địa bàn thị trấn gặp khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Bên cạnh đó, chị còn tạo điều kiện giúp chị em phát triển kinh tế gắn với các mô hình sản xuất phù hợp. Điển hình là mô hình nuôi ong lấy mật của gia đình chị Lê Thị Nga với 500 đàn ong, có thu nhập ổn định và hỗ trợ 18 hội viên có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống. Hay gia đình chị Đỗ Thị Đoan Trinh phát triển mô hình trồng cây ăn quả và chăn nuôi. Hiện tại, gia đình chị Trinh đang trồng 300 cây bơ booth, 200 gốc thanh long ruột đỏ, nuôi 30 con heo sọc dưa, bình quân mỗi năm tích lũy hơn 70 triệu đồng.
Bà Rah Lan H’Thanh-Chủ tịch Hội LHPN huyện Chư Sê-nhận xét: “Chị Hồng là đầu tàu gương mẫu, rất tâm huyết với công tác Hội. Những việc làm của chị không chỉ tiếp sức cho hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế mà còn thắt chặt tình cảm xóm làng”. Phần thưởng cho những đóng góp của chị Hồng là những bằng khen, giấy khen của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, tỉnh và huyện. Mới đây, tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chị Hồng vinh dự được Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen.
Nói về niềm vui lớn nhất trong 5 năm với cương vị Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Chư Sê, chị Hồng cho rằng đó là cùng với Hội giúp 37 hội viên, phụ nữ vươn lên thoát nghèo bền vững. Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, chị phối hợp vận động hội viên quyên góp hơn 3.000 chiếc khẩu trang, 2 tấn rau củ quả để hỗ trợ các khu cách ly tập trung; tặng 104 suất quà (300 ngàn đồng/suất) cho các hộ nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trên địa bàn thị trấn.
HÀ TÂY

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.