Nỗ lực đảm bảo an toàn hồ đập trong mùa mưa lũ khu vực Đông Nam Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Để đảm bảo an toàn hồ, đập thủy lợi trong mùa mưa lũ, các địa phương, đơn vị tại Gia Lai đã chú trọng điều tiết nguồn nước, sửa chữa những hạng mục xung yếu và kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn công trình để có giải pháp ứng phó kịp thời nếu có tình huống khẩn cấp xảy ra.

Chủ động từ sớm

Toàn tỉnh hiện có 352 công trình thủy lợi, hồ chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp với năng lực thiết kế tưới 67.454 ha cây trồng các loại. Hiện nay, các công trình đang trong giai đoạn tích nước chuẩn bị sản xuất vụ Đông Xuân 2024-2025.

Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh đang quản lý, khai thác, vận hành 17 hồ chứa, 28 đập dâng và 4 trạm bơm điện.

Đến thời điểm này, 17 hồ chứa vẫn đang trong giai đoạn tích nước, một số hồ tràn tự do như Biển Hồ B, Tân Sơn… mực nước tích trữ đã qua tràn.

Riêng 2 công trình hồ chứa Ayun Hạ (huyện Phú Thiện) và Ia Mláh (huyện Krông Pa) đang vận hành theo quy trình liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba theo Quyết định số 878/QĐ-TTg ngày 18-7-2018 của Thủ tướng Chính phủ.

ho-chua-nuoc-ayun-ha-huyen-phu-thien-dang-van-hanh-theo-quy-trinh-lien-ho-chua-tren-luu-vuc-song-ba-7707.jpg
Hồ chứa nước Ayun Hạ (huyện Phú Thiện) đang vận hành theo quy trình liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba. Ảnh: N.D

Để đảm bảo an toàn các hồ chứa, từ cuối tháng 4, Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, rà soát đánh giá hiện trạng của từng công trình để có giải pháp khắc phục, sửa chữa kịp thời những hư hỏng.

Ông Nguyễn Văn Lương-Phó Giám đốc Công ty-cho biết: Ngoài việc kiểm tra, rà soát đánh giá hiện trạng các công trình để sửa chữa kịp thời, Công ty tăng cường chất lượng quan trắc, theo dõi diễn biến thời tiết để dự báo, cảnh báo lưu lượng nước về các hồ để báo cáo các cấp, ngành liên quan.

Công ty cũng vận hành chạy thử các phương tiện như xuồng máy, ca nô, máy phát điện dự phòng, kiểm tra thiết bị điều tiết cống, tràn xả lũ. Đặc biệt, chuẩn bị sẵn sàng phương án ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ” khi thiên tai xảy ra. Chủ động phối hợp với các ngành, đơn vị, địa phương có công trình đứng chân trong công tác cứu hộ, cứu nạn.

Để đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ năm 2024 tại hồ chứa nước Ia Mơr, Ban Quản lý đầu tư và xây dựng Thủy lợi 8 (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã chỉ đạo Ban Quản lý Dự án thủy lợi Ia Mơr triển khai nhiều giải pháp bảo vệ công trình cũng như hệ thống kênh mương trong mùa mưa lũ.

Ông Hoàng Bình Yên-Phó Trưởng ban phụ trách Ban Quản lý Dự án thủy lợi Ia Mơr (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông)-cho biết: Trước mùa mưa lũ năm nay, đơn vị đã kiểm tra tổng thể công trình như đập, cống, tràn xả lũ và hệ thống kênh mương, hệ thống điện vận hành các thiết bị cơ khí, chiếu sáng, cửa van cung tràn xả lũ, cống lấy nước; tổ chức nạo vét cục bộ lòng kênh, rãnh thoát để khơi thông dòng chảy, hạ tải một số vị trí mái bờ kênh không đảm bảo an toàn.

“Đơn vị đã kiện toàn Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hồ Ia Mơr và kế hoạch phòng-chống thiên tai năm 2024. Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên Tổ Quản lý khai thác công trình hồ Ia Mơr, triển khai phương án ứng phó thiên tai tại công trình đầu mối hồ chứa nước Ia Mơr.

Đến thời điểm này, công tác ứng phó, điều tiết nước phù hợp để hồ chứa nước Ia Mơr đảm bảo vượt lũ an toàn”-ông Hoàng Bình Yên thông tin.

tran-xa-lu-ho-chua-nuoc-ia-mor-6355.jpg
Tràn xả lũ hồ chứa nước Ia Mơr. Ảnh: N.D

Tương tự, tại các công trình thủy lợi, hồ chứa nhỏ do Trạm Thủy nông của các huyện Ia Grai, Kbang và Krông Pa quản lý cũng đã được các đơn vị kiểm tra, đánh giá hiện trạng để gia cố bảo vệ, đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ.

Sẵn sàng ứng phó với thiên tai

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên, từ nay đến cuối năm 2024, nguy cơ xảy ra bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, sạt lở đất gây mất an toàn hồ, đập rất cao. Để ứng phó với các hiện tượng thời tiết bất thường, các đơn vị quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, hồ chứa lớn cần chủ động theo dõi các bản tin dự báo, cảnh báo về thời tiết. Tổ chức điều tiết nước phù hợp theo diễn biến của thời tiết nhằm giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra.

Theo Phó Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh: Công ty tăng cường theo dõi diễn biến thời tiết, bố trí lực lượng túc trực 24/24 giờ trong thời gian xảy ra mưa lũ tại các công trình.

Đặc biệt, thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động của các công trình thủy lợi, nhất là công trình đầu mối hồ đập, các vị trí xung yếu, hạng mục đang thi công sửa chữa; thực hiện nghiêm quy trình vận hành liên hồ chứa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tổ chức quan trắc, cập nhật số liệu, bản tin quan trắc, nếu có xả lũ thì thông báo sớm đến địa phương và vùng hạ du đập theo quy định. Báo cáo kịp thời các tình huống khi có nguy cơ mất an toàn công trình về Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Công ty để theo dõi, chỉ đạo.

1-9811.jpg
Hồ chứa nước Hoàng Ân (huyện Chư Prông) đang trong giai đoạn tích nước. Ảnh: N.D

“Hiện nay, Công ty đã chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện, trang-thiết bị, dụng cụ phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại từng công trình ở các chi nhánh trực thuộc theo phương châm “4 tại chỗ” để ứng phó kịp thời khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.

Chủ động điều tiết lưu lượng nước về các hồ chứa vừa đảm bảo an toàn vừa tích đủ nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2024-2025”-Phó Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh cho biết thêm.

Còn Phó Trưởng ban phụ trách Ban Quản lý Dự án thủy lợi Ia Mơr Hoàng Bình Yên thì cho hay: Ngoài việc triển khai các giải pháp bảo vệ công trình thủy lợi Ia Mơr trong mùa mưa lũ, đơn vị đã tiến hành sửa chữa các tấm bê tông của rãnh thoát nước bị xô lệch, nạo vét rãnh, sửa chữa cục bộ những đoạn bờ kênh hư hỏng để công trình được vận hành tốt.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Hungary khẳng định EU sẽ sớm nhận ra sai lầm chiến tranh và đứng về phía hòa bình

Thủ tướng Hungary khẳng định EU sẽ sớm nhận ra sai lầm chiến tranh và đứng về phía hòa bình

(GLO)- Sứ mệnh của EU huấn luyện Lực lượng vũ trang Ukraine trên lãnh thổ các quốc gia trong khối bắt đầu tháng 11/2022 và sắp hết hạn. Do đó, EU đang thảo luận về đề xuất không chỉ gia hạn thời gian mà còn đưa huấn luyện viên và cố vấn quân sự của khối đến Ukraine.