Nỗ lực "cán đích" nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Nhờ huy động nhiều nguồn lực cùng sự chung sức của nhân dân, đến nay, xã Ia Tô và Ia Sao (huyện Ia Grai) đã cơ bản hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới (NTM).
Ông Trịnh Viết Hùng-Chủ tịch UBND xã Ia Tô-chia sẻ: Trong xây dựng NTM, xã xác định tiêu chí giảm tỷ lệ hộ nghèo là khó thực hiện nhất. Hàng năm, xã vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất; vận động các hộ dân tham gia Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô, phát triển mô hình liên kết cà phê sạch 4C; vận động người dân trồng xen các loại cây ăn quả… Nhờ đó, xã đã hình thành các vùng chuyên canh cây trồng như: 21 ha hồ tiêu, hơn 1.170 ha điều, hơn 1.500 ha cà phê, 323 ha cao su và hơn 100 ha cây ăn quả. Xã hiện còn 126 hộ nghèo, chiếm 3,94% số hộ (năm 2011, có 524 hộ nghèo chiếm 20,15%). Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt hơn 41,1 triệu đồng.
Đến nay, xã Ia Tô đã huy động hơn 15,5 tỷ đồng xây dựng NTM, trong đó, nhân dân đóng góp hơn 3,5 tỷ đồng. Hệ thống điện, đường, trường, trạm được đầu tư nâng cấp, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Điển hình là thôn 6 đã vận động người dân đóng góp 250 triệu đồng xây dựng gần 2 km đường bê tông nông thôn và trên 70 triệu đồng làm hơn 2 km đường điện thắp sáng. Ông Lê Trung Giang-Trưởng thôn 6-cho biết: “Nhờ thực hiện tốt quy chế dân chủ nên việc xây dựng NTM đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao, người dân đã tự giác hiến đất, đóng góp ngày công, tiền của để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn”.
Nhờ huy động sức dân, tuyến đường điện Thắp sáng đường quê ở thôn 6 đã góp phần giúp xã Ia Tô (huyện Ia Grai) hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn mới. Ảnh P.L
Nhờ huy động sức dân, tuyến đường điện Thắp sáng đường quê ở thôn 6 đã góp phần giúp xã Ia Tô (huyện Ia Grai) hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn mới. Ảnh: Phan Lài
Bên cạnh đó, các tiêu chí NTM khác cũng được quan tâm, duy trì thực hiện. Toàn xã đã không còn nhà tạm, nhà dột nát, hơn 97% nhà ở đạt chuẩn; 100% đường giao thông liên xã, liên thôn được nhựa hóa; 83,7% đường trục thôn, xóm được cứng hóa; 100% thôn, làng có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao…
Còn xã Ia Sao, đã về đích NTM năm 2016 nhưng bị “rớt chuẩn” vì chất lượng các tiêu chí sụt giảm, xảy ra tình trạng cán bộ vi phạm kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Với lộ trình về đích NTM trong năm 2020, xã đã huy động mọi nguồn lực để sớm được công nhận hoàn thành NTM.
Về tiêu chí giao thông, bên cạnh nguồn lực từ các cấp, xã đã huy động hơn 3,8 tỷ đồng để hoàn thiện hệ thống giao thông. Hơn 74,6% đường trục thôn và liên thôn được cứng hóa; đường chính nội đồng được cứng hóa đạt 76,23%, đảm bảo đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận tiện.
Ủy ban nhân dân xã Ia Sao (huyện Ia Grai) phối hợp cùng Doanh nghiệp tư nhân vàng Vĩnh Thạnh 3 (TP. Pleiku) trao nhà tình thương cho anh Rơ Châm Nghệ (bìa phải, làng Ó). Ảnh: Phan Lài
Ủy ban nhân dân xã Ia Sao (huyện Ia Grai) phối hợp cùng Doanh nghiệp tư nhân vàng Vĩnh Thạnh 3 (TP. Pleiku) trao nhà tình thương cho anh Rơ Châm Nghệ (bìa phải, làng Ó). Ảnh: Phan Lài
Khó khăn lớn nhất đối với xã Ia Sao là tiêu chí về hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật. Sau khi xử lý nghiêm các cán bộ vi phạm, Huyện ủy, UBND huyện đã vào cuộc đánh giá lại đội ngũ cán bộ hiện có, rà soát, kiện toàn cấp ủy, chính quyền. Lựa chọn những nhân tố có năng lực, tâm huyết trong công tác để bổ sung đủ số lượng, đáp ứng nhu cầu ở từng cấp. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ xây dựng NTM cũng được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao kỹ năng và thái độ trong thực hiện nhiệm vụ. Ông Nguyễn Tiến Dũng-Chủ tịch UBND xã Ia Sao-cho hay: “Việc bị “rớt chuẩn” là bài học đắt giá trong xây dựng NTM. Để không đi vào “vết xe đổ”, chúng tôi xác định không được chủ quan, không chạy theo thành tích mà phải duy trì, giữ vững và phát triển các tiêu chí”.
Ông Đào Lân Hưng-Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai-thông tin: “Đến nay, xã Ia Tô và Ia Sao đã cơ bản hoàn thành 19/19 tiêu chí và đã được UBND huyện lập hồ sơ đề nghị tỉnh thẩm định để công nhận xã đạt chuẩn NTM. Tuy nhiên, các xã phải tiếp tục duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được, phấn đấu mục tiêu được công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao trong thời gian tới. Đồng thời, các xã còn lại phấn đấu hoàn thiện các tiêu chí để đến năm 2025, đưa huyện Ia Grai cơ bản trở thành huyện NTM theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2020-2025) đã đề ra”.
PHAN LÀI

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.