Niềm vui nước sạch về làng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Dự án cấp nước sạch trên địa bàn 2 xã Ia Peng và Ia Hiao (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa hoàn thành giai đoạn 1. Theo đó, 484 hộ dân nơi đây được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như giảm thiểu các bệnh tật liên quan đến nguồn nước.

Theo thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Phú Thiện, Dự án cấp nước sạch tại xã Ia Peng và xã Ia Hiao có tổng kinh phí 3,57 tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương 2,5 tỷ đồng, ngân sách đối ứng của tỉnh 178,5 triệu đồng, dự phòng ngân sách huyện 178,5 triệu đồng và vốn huy động từ người dân là 714 triệu đồng.

Dự án này được chia làm 2 giai đoạn. Đến thời điểm hiện tại, dự án đã triển khai xong giai đoạn 1 với 2 công trình tại buôn Ma H’Rai (xã Ia Hiao) và thôn Bình Trang (xã Ia Peng). Mỗi công trình gồm 1 đài nước cao 16 m, bồn chứa nước 20 ngàn lít, 3 bể xử lý nước sinh học cùng hệ thống đường ống dẫn nước đến 100 hộ tại 2 thôn, buôn.

nuoc-duoc-xu-ly-qua-3-be-xu-ly-nuoc-giup-nguoi-dan-buon-ma-hrai-yen-tam-khi-su-dung.jpg
Nước được xử lý qua 3 bể xử lý nước giúp người dân buôn Ma H'Rai yên tâm khi sử dụng. Ảnh: H.T

Ông Trần Mạnh Cường-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Peng-cho biết: Toàn xã có 7 thôn, buôn. Xã ưu tiên chọn thôn Bình Trang để triển khai dự án vì cách xa quốc lộ 25, khó tiếp cận được nguồn nước sạch từ Chi nhánh Nhà máy Nước sinh hoạt Ayun Hạ. Mặt khác, thôn có diện tích rộng và nhà ở xây dựng liền kề thuận lợi cho việc lắp đặt đường ống.

“Dự án không chỉ giúp người dân trong thôn được sử dụng nước sạch mà còn giúp xã thực hiện tốt tiêu chí về tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn trong xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, đến cuối năm 2024, xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới”-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Peng thông tin.

Nói về tính thiết thực của công trình, bà Chu Thị Vinh-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Bình Trang-cho biết: Thôn hiện có 352 hộ. Hầu hết các hộ đều có giếng đào và giếng khoan nhưng nguồn nước bị nhiễm phèn nặng, lại hay bị thiếu nước vào mùa khô. Vì thế, dự án đã đáp ứng được mong mỏi bấy lâu của người dân trong thôn. Đặc biệt, công trình có hệ thống xử lý nước đảm bảo chất lượng giúp bà con yên tâm khi sử dụng, nhất là đối với 50 hộ đã đầu tư hệ thống đường ống dẫn nước về tận nhà.

Không giấu được niềm vui khi được sử dụng nguồn nước sạch, ông Đinh Hữu Tư (thôn Bình Trang) chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi sử dụng giếng khoan sâu 80 m nhưng nước vẫn bị nhiễm phèn nặng. Mặc dù gia đình đã mua 2 bình lọc nước, song vẫn không yên tâm sử dụng. Vậy nên khi công trình nước sạch được đầu tư, gia đình tôi rất phấn khởi”.

Tương tự, bà Trịnh Thị Ngọc Thảo (cùng thôn) cũng phấn khởi nói: “Trước đây, gia đình hay bị thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô. Đã vậy, nước bị nhiễm phèn nặng nên chúng tôi phải tốn tiền mua nước bình về phục vụ cho việc nấu ăn và giặt, rửa các đồ dùng màu trắng. Nay có công trình nước sạch rồi, gia đình tôi không phải tốn chi phí mua nước nữa”.

50 hộ dân tại buôn Ma H’Rai cũng phấn khởi không kém khi công trình nước sạch được đầu tư trên địa bàn. “Từ khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng, nguồn nước dồi dào dẫn về tận nhà nên gia đình rất yên tâm, đặc biệt là không còn lo thiếu nước vào mùa khô nữa”-bà Ksor H’Nhir vui mừng cho biết.

ba-hnhir-bia-phai-phan-khoi-khi-nuoc-sach-tu-cong-trinh-dan-ve-nha-doi-dao-va-dam-bao-chat-luong.jpg
Bà Ksor H’Nhir (bìa phải, buôn Ma H’Rai, xã Ia Hiao) phấn khởi khi nước sạch được dẫn về tận nhà. Ảnh: H.T

Có mặt tại công trình, bà Ksor H’Tem-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Hiao cũng phấn khởi thông tin: Nước giếng ở xã Ia Hiao nói chung, buôn Ma H’Rai nói riêng bị nhiễm phèn nặng. Do vậy, khi có công trình nước sạch, người dân buôn Ma H’Rai rất phấn khởi. Đặc biệt, sau khi qua 3 bể xử lý sinh học, nguồn nước được đảm bảo về chất lượng, giúp người dân yên tâm khi sử dụng. Xã đã chỉ đạo buôn Ma H’Rai thành lập Tổ quản lý vận hành công trình nước sạch để bảo vệ và vận hành hiệu quả công trình.

Trao đổi với P.V, ông Trần Công Tiến-Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Phú Thiện-cho biết: Giai đoạn 2 của dự án sẽ được triển khai vào đầu tháng 4 năm nay và dự kiến hoàn thành sau 3 tháng thi công.

Chúng tôi cam kết đảm bảo đúng tiến độ để các hộ dân còn lại sớm được sử dụng nước sạch, giúp thuận tiện cho sinh hoạt cũng như đảm bảo an toàn sức khỏe, giảm thiểu các bệnh tật có liên quan đến nguồn nước. Qua đó, góp phần hoàn thành chỉ tiêu 17.1 về tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

(GLO)- Vào mùa khô, Trường Mẫu giáo 2/9 (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại chật vật vì thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Có một hệ thống nước sạch ổn định để đảm bảo điều kiện sinh hoạt, học tập là mong mỏi bấy lâu của cô và trò ở ngôi trường vùng biên này.

Đức Cơ: Tôn vinh 21 tập thể, cá nhân điển hình trong các phong trào thi đua giai đoạn 2020-2025

Phụ nữ huyện Đức Cơ tích cực học tập và làm theo lời Bác

(GLO)- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thường xuyên của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đức Cơ. Qua đó, xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ nỗ lực vượt khó, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc và lan tỏa điều tốt đẹp trong cộng đồng. 

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Suốt nhiều năm chìm trong bóng tối của cách trở và thiếu thốn, làng Canh Tiến (xã Canh Liên, huyện Vân Canh) từng là một trong những "vùng trắng" điện lưới hiếm hoi còn sót lại ở Bình Định.

Độc đáo chợ chiều Pleiku

Độc đáo chợ chiều Pleiku

(GLO)- Tuy chỉ diễn ra vài tiếng đồng hồ, nhưng những phiên chợ chiều trên phố núi Pleiku vẫn đông đúc kẻ bán, người mua. Không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa, chợ còn là nơi để những ai khi đến mua sắm hiểu hơn về văn hóa và cư dân của vùng đất cao nguyên này.

Sau buổi phát động, người dân làng làng Đăk Hlá-Tơ Drăh đã ra quân dọn dẹp vệ sinh tại các tuyến đường và khu vực công cộng. Ảnh: Nhật Hào

Mang Yang: Đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia bảo vệ môi trường

(GLO)- Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, thời gian gần đây, người dân ở nhiều thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mang Yang đã có ý thức tham gia các hoạt động dọn dẹp vệ sinh, trồng hoa và cây xanh tại các khu vực công cộng để góp phần cải thiện cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.