Những phong tục kỷ niệm Valentine độc đáo trên thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Không chỉ tặng nhau hoa hồng và sôcôla vào ngày Lễ tình nhân Valentine, nhiều nước trên thế giới có cho riêng mình những phong tục đầy ấn tượng để các cặp đôi tôn vinh tình yêu.

 

 Nhiều nước trên thế giới có cho riêng mình những phong tục đầy ấn tượng để các cặp đôi tôn vình tình yêu. Ảnh chụp màn hình
Nhiều nước trên thế giới có cho riêng mình những phong tục đầy ấn tượng để các cặp đôi tôn vình tình yêu. Ảnh chụp màn hình



1. Argentina – Tuần lễ ngọt ngào

Người Argentina không kỷ niệm Ngày lễ tình nhân vào tháng 2 như nhiều nước khác. Thay vào đó, quốc gia Nam Mỹ có “tuần lễ ngọt ngào” diễn ra vào tháng Bảy hàng năm.

Đây là khoảng thời gian mà những người yêu nhau trao nhau nụ hôn và nhận sôcôla và các loại đồ ngọt khác. Ban đầu, dịp lễ này bắt đầu như một phát minh thương mại nhằm đẩy mạnh doanh số bán hàng các loại đồ ngọt như sôcôla, nhưng sau đó nó đã được người dân yêu thích và dần dần trở thành dịp bày tỏ tình yêu truyền thống của người dân Argentina.

2. Pháp – Tôn vinh tình yêu bằng những tấm thiệp


Người ta tin rằng tấm thiệp cho Ngày lễ tình nhân đầu tiên có nguồn gốc từ Pháp, khi Charles, Công tước xứ Orleans, gửi những bức thư tình cho vợ từ nhà tù vào năm 1415. Đối với người Pháp, gửi tặng thiệp cho ngày Lễ tình nhân là một cách để bày tỏ tình yêu của mình, giống như tặng sôcôla nhiều nước.

 

Người Pháp dùng thiệp và các loại đồ dùng đám cưới để trang trí trong Lễ tình nhân. Ảnh: Wiki
Người Pháp dùng thiệp và các loại đồ dùng đám cưới để trang trí trong Lễ tình nhân. Ảnh: Wiki



Bên cạnh nhiệm vụ thể hiện tình yêu, những tấm thiệp còn được người Pháp sử dụng để trang trí nhà cửa trong ngày lễ lãng mạn nhất trong năm. Ngôi làng mang tên “Valentine” ở Pháp sẽ biến thành tâm điểm của sự lãng mạn từ ngày 12 đến ngày 14.2 hàng năm. Tại đây, người ta có thể nhìn thấy tường rào, cây cối và những ngôi nhà xinh đẹp được trang trí bằng những tấm thiệp tình yêu và hoa hồng. Đó là một trong những phong tục đón Ngày lễ tình nhân đẹp nhất trên thế giới.

3. Hàn Quốc – Kỷ niệm tình yêu suốt cả năm

Thay vì chờ đến ngày 14.2, các cặp đôi ở Hàn Quốc kỷ niệm tình yêu vào ngày 14 hàng tháng. Bên cạnh ngày Lễ tình nhân 14.2 và Lễ tình nhân đen 14.3 vốn đã nổi tiếng khắp nơi trên thế giới, ở quốc gia Châu Á này còn có rất nhiều ngày lễ tôn vinh tình yêu khác như “Ngày của hoa hồng” được tổ chức vào tháng 5, “Ngày của những nụ hôn” được tổ chức vào tháng 6, “Ngày của những cái ôm vào tháng 12”. Không chỉ các cặp đôi, những người không có tình yêu còn tôn vinh sự độc thân của mình vào 14.4 bằng cách ăn mì đen.

4. Philippines – Cùng nhau làm đám cưới

Ngày 14.2 là lễ kỷ niệm đám cưới chung của rất nhiều cặp đôi Philippines. Vào ngày Lễ tình nhân hàng năm, chính phủ nước này sẽ tài trợ tổ chức đám cưới cho rất nhiều cặp đôi như một hình thức dịch vụ công cộng.


 

Chính phủ Philippines tổ chức đám cưới cho các cặp đôi trong ngày 14.2. Ảnh chụp màn hình
Chính phủ Philippines tổ chức đám cưới cho các cặp đôi trong ngày 14.2. Ảnh chụp màn hình



Nằm trong số những sự kiện kỷ niệm Ngày lễ tình nhân tuyệt vời nhất trên khắp thế giới, ngày 14.2 tại Philippines được ghi dấu bằng những buổi dạ tiệc tràn ngập tình yêu trên khắp đất nước.

5. Bulgaria - Ngày của những người làm rượu

Giống như rất nhiều quốc gia khác, Bulgaria tổ chức Ngày lễ tình nhân theo phong cách riêng của mình. Vào ngày 14.2 hàng năm, lễ hội mang tên San Trifon Zartan, có nghĩa là "ngày của các nhà sản xuất rượu", được tổ chức ở Bulgaria để dành cho các cặp đôi ăn mừng và tôn vinh tình yêu của họ. Các cặp đôi đủ mọi lứa tuổi ở nước này sẽ có một ngày kỷ niệm tình yêu đáng nhớ với những ly rượu địa phương tuyệt vời.


 

 Ở Bulgaria, Lễ tình nhân còn được gọi là Ngày của những người làm rượu. Ảnh chụp màn hình
Ở Bulgaria, Lễ tình nhân còn được gọi là Ngày của những người làm rượu. Ảnh chụp màn hình


6. Xứ Wales, Anh Quốc – Trao đổi thìa gỗ tình yêu


Ở xứ Wales, Lễ Valentine được tổ chức theo cách rất kỳ lạ và độc đáo. Ngày dành cho tình yêu ở đây diễn ra vào 25.1 thay vì 14.2 như hầu hết các nước khác, và được gọi là "ngày của San Dwynwen".

 

Ở xứ Wales, những người yêu nhau sẽ trao đổi những chiếc thìa gỗ được làm thủ công độc đáo và đẹp mắt cho nhau. Ảnh chụp màn hình
Ở xứ Wales, những người yêu nhau sẽ trao đổi những chiếc thìa gỗ được làm thủ công độc đáo và đẹp mắt cho nhau. Ảnh chụp màn hình



Vào ngày này, những người yêu nhau sẽ trao đổi những chiếc thìa gỗ được làm thủ công độc đáo và đẹp mắt cho nhau. Phong tục độc đáo này đã diễn ra trong suốt hơn 400 năm, bắt đầu từ thế kỷ 16.
 

https://laodong.vn/cuoc-song-do-day/nhung-phong-tuc-ky-niem-valentine-doc-dao-tren-the-gioi-1013226.ldo

Theo ANH VŨ (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.