Những giọt nước mát lành

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhằm giúp người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận với nguồn nước sạch trong sinh hoạt, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai phối hợp với Tổ chức ASIF (Australasia Social Impact Foundation) tại Việt Nam triển khai Dự án “Giếng sạch trao buôn”. Dù mới đi được 1/3 chặng đường nhưng dự án đã cho thấy hiệu quả rõ rệt khi hàng trăm hộ dân ở các huyện Chư Prông, Ia Grai, Chư Păh có nguồn nước sạch để sử dụng.  
Dù trời nắng nóng hầm hập nhưng cán bộ và người dân làng Tum (xã Ia Phí, huyện Chư Păh) vẫn cố gắng hoàn thành các hạng mục còn lại của công trình giếng khoan để kịp đón đoàn của Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Tổ chức ASIF về nghiệm thu. Trưởng thôn Rơ Châm Thuynh cho biết: Mực nước ngầm của làng khá sâu và nhiều nơi không có nước nên phải khoan tới vị trí thứ 3 mới thành công. Dù vậy, nỗi vất vả này chẳng thấm tháp là bao so với lợi ích mà dân làng có được khi công trình hoàn thành. “Làng có 44 hộ nhưng chỉ có khoảng hơn chục giếng nước. Vào mùa khô, nước giếng không đủ dùng, dân làng phải đi lấy nước giọt rất xa về sử dụng. Vì vậy, khi được hỗ trợ xây dựng công trình nước sạch, dân làng rất phấn khởi”-anh Thuynh bộc bạch. Ngồi bên cạnh, anh Rơ Châm Tối cũng xúc động bày tỏ: “Từ nay, dân làng không phải đi xa để lấy nước nữa”.
Rời làng Tum, chúng tôi đến làng Jut (xã Ia Phí) khi người dân nơi đây đã tề tựu tại nhà sinh hoạt cộng đồng để dự lễ bàn giao công trình giếng khoan. Già làng Rơ Châm Biểu phấn khởi nói: “Có nước sạch để dùng, dân làng mừng lắm. Cảm ơn Đảng, Nhà nước và Tổ chức ASIF đã quan tâm tới chúng tôi”. Còn Trưởng thôn Rơ Châm Kiểu thì cho hay: Làng có 140 hộ với 500 khẩu. Trước đây, làng cũng có một giọt nước, nhưng mấy năm nay bị khô cạn, không còn sử dụng được nữa. Trong làng chỉ có vài hộ có điều kiện đào giếng, còn lại thì phải đi 2-3 km mới lấy được ít nước về dùng. Tổ chức ASIF và Hội Chữ thập đỏ đã giúp bà con có nước sinh hoạt. Từ giờ, bà con không phải vất vả đi xa lấy nước nữa.
Bàn giao công trình nước sạch tại xã Ia Phí (huyện Chư Păh). Ảnh: Hồng Thương
Bàn giao công trình nước sạch tại xã Ia Phí (huyện Chư Păh). Ảnh: Hồng Thương
Có mặt tại buổi bàn giao các công trình, ông Rơ Châm Phen-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Phí-cho biết: 5 làng thiếu nước sinh hoạt do mực nước ngầm thấp khiến việc đào giếng gặp khó khăn. Đã vậy, từ năm 2014 đến nay, nắng nóng kéo dài nên giếng nước thường xuyên bị cạn. Khi được hỗ trợ giếng khoan, người dân rất phấn khởi và sẵn sàng tham gia ngày công, đối ứng thêm tiền để làm các công trình phụ trợ.
Nói về các công trình đầu tư trên địa bàn, bà Đinh Thị Phương-Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Chư Păh-cho hay: Được hỗ trợ 12 giếng khoan, huyện đã khảo sát, chọn 2 xã Ia Phí và Đak Tơ Ve là địa phương thường xuyên gặp khó khăn về nguồn nước. Trong quá trình triển khai, Hội đã phối hợp theo dõi, giám sát việc thi công công trình và vận động các làng đóng góp thêm ngày công thực hiện. “Tất cả các công trình giếng khoan đều được đặt tại nhà sinh hoạt cộng đồng nên rất tiện cho người dân. Hội cũng đã vận động người dân trông coi, bảo quản cẩn thận để công trình sử dụng được lâu dài và hiệu quả”-bà Phương nói.
Tương tự, tại huyện Chư Prông, người dân các thôn, làng được hỗ trợ làm giếng khoan cũng phấn khởi khi công trình đưa vào sử dụng. Ông Đào Văn Huân-Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện-cho biết: Huyện được hỗ trợ xây dựng 18 giếng khoan. Đến nay, 16 công trình hoàn thành tại các xã: Ia Mơr, Ia Piơr, Ia Băng, Ia Vê, Ia Kly, Thăng Hưng và Bình Giáo. Trong quá trình triển khai, Hội phối hợp UBND các xã tuyên truyền đến từng thôn, làng về ý nghĩa của công trình, kiểm tra, giám sát thi công; vận động người dân đóng góp thêm để làm nền sân giếng. “Trên địa bàn huyện có nhiều khu vực thường xuyên bị thiếu nước vào mùa khô nên khi được hỗ trợ xây dựng giếng khoan, bà con rất phấn khởi. Sau khi bàn giao, Hội đã hướng dẫn các thôn, làng cách thức quản lý, vận hành, bảo quản giếng khoan; đồng thời, theo dõi, sửa chữa kịp thời nếu xảy ra hư hỏng và cùng chi trả tiền điện. Có như vậy bà con sẽ trách nhiệm hơn, đảm bảo sử dụng hiệu quả lâu dài”-ông Huân thông tin.
Người dân ở xã Đak Tơ Ve (huyện Chư Păh) phấn khởi khi công trình hoàn thành. Ảnh: Hồng Thương
Người dân xã Đak Tơ Ve (huyện Chư Păh) phấn khởi khi công trình hoàn thành. Ảnh: Hồng Thương
Trực tiếp khảo sát, hướng dẫn triển khai xây dựng và bàn giao từng công trình cho các làng, bà Vũ Hoàng Thục-Trưởng phòng Phát triển Dự án (thuộc Tổ chức ASIF) cho biết: Việc hỗ trợ xây dựng giếng khoan cho người dân xuất phát từ ý tưởng của một ca sĩ hải ngoại trong quá trình về biểu diễn tại Gia Lai và Kon Tum đã thấy được nỗi khổ của bà con nơi đây khi không đủ nước sinh hoạt. Sau đó, ca sĩ tìm đến và mong muốn Tổ chức ASIF hỗ trợ kinh phí xây dựng giếng khoan. Từ thực tế khảo sát, Tổ chức ASIF quyết định hỗ trợ 500 giếng khoan với tổng kinh phí dự tính khoảng 50 tỷ đồng cho 2 tỉnh, trong đó, Gia Lai 200 giếng. “Tổ chức ASIF được thành lập ở Úc và hiện đang hoạt động tại Việt Nam với sứ mệnh là đưa đến những dự án có ý nghĩa làm thay đổi cuộc sống cho bà con nghèo”-bà Thục chia sẻ.
Trao đổi với P.V, ông Dương Đình Diện-Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh-cho biết: Sau khi được Tổ chức ASIF đặt vấn đề về việc triển khai dự án, Hội đã tham mưu UBND tỉnh và được phê duyệt; đồng thời giao Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp thực hiện. Theo đó, dự án được triển khai trong 3 năm (2021-2023) tại 14 huyện. Để thực hiện dự án, Hội đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương khảo sát và thống nhất ưu tiên những vùng sâu, vùng xa thường bị thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô. Đồng thời, thống nhất cam kết việc quản lý, vận hành sử dụng giếng nước hiệu quả. Ngoài ra, những vị trí được chọn khoan giếng đều đảm bảo quy định về hạn chế khai thác nước ngầm của tỉnh. Đến nay, có 39 công trình tại 3 huyện Chư Prông, Chư Păh và Ia Grai đã nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng. “Mục tiêu của Hội là đem đến nguồn nước có chất lượng tốt nhất để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Việc kiểm nghiệm nước được xem là tiêu chí rất quan trọng. Do vậy, tất cả các công trình sau khi hoàn thành sẽ được lấy mẫu nước đi kiểm nghiệm nhằm tạo niềm tin cho bà con”-Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh thông tin.
HỒNG THƯƠNG - HỒNG NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)- Với sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của người dân, xã Chư Băh (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo, phấn đấu không còn hộ nghèo vào năm 2025.
Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

(GLO)- Thời gian đã nhuộm màu mái tóc, song ký ức của một thời xếp bút nghiên lên đường chiến đấu vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những người lính già. Sau 49 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, họ vẫn nhắc nhớ về những tháng ngày gian khổ mà rất đỗi tự hào.

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

(GLO)- Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, bộ mặt thôn làng ở TP. Pleiku đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Cả nhà bị bệnh

Cả nhà bị bệnh

(GLO)- Gần 2 năm qua, ông Đặng Chí Thành (thôn 1, xã Ia Tôr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) phải chạy vạy khắp nơi để có tiền chữa bệnh u ác tính cho vợ là bà Lê Thị Xuân Bích. Cuộc sống của gia đình càng trở nên túng quẫn khi 2 cha con ông Thành cũng bị bệnh.
Hội chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ya Hội: Cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm

Hội chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ya Hội: Cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm

(GLO)-

Ngày 25 và 26-4, tại sân vận động xã Ya Hội (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) diễn ra hội chợ-giao lưu văn hóa, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là cơ hội để người dân giới thiệu, quảng bá văn hóa và sản phẩm của địa phương.

Ngành Y tế Gia Lai đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Ngành Y tế Gia Lai đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)- Ngày 26-4, Sở Y tế Gia Lai tổ chức hội nghị đánh giá các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh đối với các hoạt động thuộc lĩnh vực Y tế-Dân số năm 2023 và kế hoạch triển khai thực hiện năm 2024; triển khai kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2026-2030.
Kông Chro tiếp nhận 489 đơn vị máu an toàn

Kông Chro tiếp nhận 489 đơn vị máu an toàn

(GLO)-

Ngày 26-4, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Kông Chro phối hợp với Khoa Huyết học-Truyền máu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 1 năm 2024.