Nhiều số điện thoại giả danh ngành điện gọi đòi tiền điện tại miền Trung-Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những ngày vừa qua, khách hàng sử dụng điện tại các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên lại liên tục nhận được các cuộc gọi giả danh nhân viên điện lực đòi tiền điện.
Chỉ riêng từ đầu tháng 4 đến nay, có đến 50/105 phản ánh của khách hàng kể từ đầu năm 2022 gửi tới các Công ty Điện lực thành viên của Tổng Công ty điện lực miền Trung (EVNCPC) và Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Trung.
Cụ thể, ngày 18-4, ông Nguyễn Th. (trú tại lô A2-4 đường Nguyễn Thế Lịch, phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) nhận được cuộc gọi từ số máy 0828768648 thông báo gia đình ông còn nợ tiền điện và yêu cầu thanh toán. Đối tượng còn dọa nếu không nộp ngay thì sẽ bị đưa ra tòa.
 
Hình ảnh minh họa: EVNCPC cảnh báo khách hàng về các số điện thoại giả mạo lừa đảo khách hàng
Hình ảnh minh họa: EVNCPC cảnh báo khách hàng về các số điện thoại giả mạo lừa đảo khách hàng
Trước đó, ngày 16-4, bà Trương Thị Miên (sống tại Thanh Quýt 2, xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) nhận được cuộc gọi từ số máy 164462917259 thông báo còn nợ tiền điện và yêu cầu thanh toán tiền, đối tượng dọa nếu không thanh toán ngay thì 2 giờ sau đến cắt điện. Đồng thời đối tượng này cũng yêu cầu bà Miên cung cấp thông tin cá nhân.
Còn ông Trần Quốc Phong (xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) cũng đã nhận được cuộc gọi từ số máy 0358949198 thông báo rằng nguồn điện của gia đình ông đang bị tranh chấp. Để giải quyết vấn đề này, đối tượng hướng dẫn ông chụp căn cước công dân rồi gửi qua Zalo.
Chủ yếu các đối tượng giả mạo nhân viên điện lực đòi nợ tiền điện, hướng dẫn khách hàng chuyển tiền vào tài khoản cá nhân, yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân… Trong khi đó, các khách hàng này hầu hết đã thanh toán tiền điện.
Khi tiếp nhận thông tin của khách hàng, các điện thoại viên của Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Trung và nhân viên các Công ty Điện lực đã nhanh chóng kiểm tra thông tin sử dụng điện của khách hàng; đồng thời giải thích cho khách hàng biết đó là các cuộc gọi giả mạo nhân viên điện lực với ý đồ không tốt, đề nghị khách hàng cảnh giác.
Ông Lê Văn Tường - Giám đốc Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Trung cho biết có trường hợp khách hàng bị đối tượng gọi điện yêu cầu trả tiền điện bị nợ với số tiền rất lớn lên đến 50 triệu, thậm chí 70 triệu đồng qua tài khoản do đối tượng chỉ định. Điều này làm khách hàng bức xúc vì những cuộc gọi mạo danh. "Đây hoàn toàn là những cuộc gọi lừa đảo, không phải là nhân viên điện lực" , ông Tường khẳng định.
Ông Tường cũng khuyến cáo, nếu khách hàng nhận được bất cứ cuộc gọi yêu cầu thanh toán tiền điện hay có bất kỳ vướng mắc về dịch vụ điện, khách hàng ở miền Trung – Tây Nguyên hãy gọi ngay đến số tổng đài duy nhất 19001909 của Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Trung hoặc ứng dụng EVNCPC CSKH, email, zalo, fanpage... để được hỗ trợ kịp thời.
Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến cáo, để bảo vệ quyền lợi và tránh thiệt hại không đáng có, người dùng cần lưu ý một số điểm sau: Các cuộc gọi, tin nhắn từ quốc tế về sẽ hiển thị dấu cộng (+) hoặc hoặc 00 ở đầu và hai số tiếp theo không phải là 84 (Mã nước Việt Nam). Đối với các cuộc gọi giả danh công an, viện kiểm sát, ngân hàng, tự xưng là nhân viên điện lực thông báo đang nợ tiền điện hoặc thông báo có quà từ bưu điện…, người dùng tuyệt đối không thực hiện bất cứ yêu cầu nào.
Người dùng cũng không chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại. Trong trường hợp này, người dùng cần tắt máy ngay và trình báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý, hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự (C02), Bộ Công an để được hướng dẫn kịp thời.
Theo Hà Thanh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.