Nhiều chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ cuối tháng 2.2021

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hàng loạt chính sách mới sẽ có hiệu lực từ cuối tháng 2.2021 như sửa mức thu phí thẩm định cấp phép kinh doanh dịch vụ karaoke; Hướng dẫn xếp lương viên chức ngành khuyến nông, quản lý bảo vệ rừng...

 Từ cuối tháng 2.2021 sẽ có nhiều chính sách mới có hiệu lực thi hành. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn
Từ cuối tháng 2.2021 sẽ có nhiều chính sách mới có hiệu lực thi hành. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn


Sửa mức thu phí thẩm định cấp phép kinh doanh dịch vụ karaoke

Có hiệu lực thi hành từ 25.2.2021, Thông tư 01/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh karaoke, vũ trường.

Theo đó, quy định sửa đổi mức thu phí thẩm định cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke như sau:

- Tại các thành phố trực thuộc trung ương; các thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh:

+ Từ 1 đến 3 phòng: 4.000.000 đồng/giấy.

+ Từ 4 đến 5 phòng: 6.000.000 đồng/giấy.

+ Từ 6 phòng trở lên: 12.000.000 đồng/giấy.

(Hiện hành Điều 4 Thông tư 212/2016/TT-BTC quy định mức phí thẩm định từ 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng tùy theo số phòng).

- Tại các khu vực khác:

+ Từ 1 đến 3 phòng: 2.000.000 đồng/giấy.

+ Từ 4 đến 5 phòng: 3.000.000 đồng/giấy.

+ Từ 6 phòng trở lên: 6.000.000 đồng/giấy.

(Hiện hành Thông tư 212 quy định mức phí thẩm định từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng tùy theo số phòng).

Hướng dẫn xếp lương viên chức ngành khuyến nông, quản lý bảo vệ rừng

Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành khuyến nông, chuyên ngành quản lý bảo vệ rừng.

Theo đó, các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khuyến nông, quản lý bảo vệ rừng quy định tại Thông tư 18 được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP như sau:

- Chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên chính, quản lý bảo vệ rừng viên chính: áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2.2 (hệ số lương từ 4,00 đến 6,38).

- Chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên, quản lý bảo vệ rừng viên: áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 (hệ số lương từ 2,34 đến 4,98).

- Chức danh nghề nghiệp kỹ thuật viên khuyến nông, kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng: áp dụng hệ số lương viên chức loại B (hệ số lương từ 1,86 đến 4,06).

Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT có hiệu lực thi hành từ ngày 26.2.2021.

7 biểu mẫu hành chính sử dụng trong đăng ký nhận con nuôi trong nước

Bộ Tư pháp có Thông tư 10/2020/TT-BTP ban hành, hướng dẫn việc ghi chép, sử dụng, quản lý và lưu trữ Sổ, mẫu giấy tờ, hồ sơ nuôi con nuôi.

Theo đó, ban hành 07 biểu mẫu sử dùng cho việc đăng ký nuôi con nuôi trong nước, cụ thể gồm:

- Giấy chứng nhận nuôi con nuôi trong nước (bản chính - có nội dung).

- Giấy chứng nhận nuôi con nuôi trong nước (bản chính - phôi, không có nội dung).

- Trích lục nuôi con nuôi trong nước (Bản sao).

- Đơn xin nhận con nuôi trong nước.

- Đơn đăng ký nhu cầu nhận trẻ em sống ở cơ sở nuôi dưỡng làm con nuôi trong nước.

- Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi.

- Báo cáo tình hình phát triển của con nuôi trong nước.

Thông tư 10/2020/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 26.2.2021.

Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy

Thông tư 02/2021/TT-BTC ngày 8.1.2021 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy có hiệu lực từ ngày 22.02.2021.

Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy; tổ chức thu phí kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy; tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy.


 

 Mức thu phí thực hiện theo quy định tại Biểu phí kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy. Ảnh PV
Mức thu phí thực hiện theo quy định tại Biểu phí kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy. Ảnh PV


Theo Điều 6, Quản lý và sử dụng phí của Thông tư 02/2021/TT-BTC, tổ chức thu phí được trích lại 90% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ và nộp 10% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
 

https://laodong.vn/phap-luat/nhieu-chinh-sach-moi-noi-bat-co-hieu-luc-tu-cuoi-thang-22021-881992.ldo

Theo Ái Vân (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.