Nhật Bản buộc tiêu hủy 2 lô hàng sầu riêng, ớt Việt Nam tồn dư hóa chất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cơ quan kiểm dịch Nhật Bản phát hiện 2 lô sầu riêng, ớt đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, yêu cầu doanh nghiệp phải tiêu hủy.

Thông tin cho Thanh Niên, bà Lê Thị Kiều Oanh, Giám đốc Công ty Japan Apple LLC (có văn phòng tại Tokyo, Nhật Bản), cho biết doanh nghiệp này vừa thiệt hại hàng trăm triệu đồng, liên quan đến 2 lô hàng sầu riêng, ớt nhập khẩu từ Việt Nam bị cơ quan kiểm dịch Nhật Bản lấy mẫu phân tích và phát hiện tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật.

Văn bản thông báo từ cơ quan kiểm dịch Nhật Bản về lô sầu riêng 1,4 tấn nhập khẩu từ Việt Nam tồn dư thuốc bảo vệ thực vật

Văn bản thông báo từ cơ quan kiểm dịch Nhật Bản về lô sầu riêng 1,4 tấn nhập khẩu từ Việt Nam tồn dư thuốc bảo vệ thực vật

Cụ thể, lô hàng sầu riêng khoảng 1,4 tấn được nhập khẩu qua một doanh nghiệp lớn tại Việt Nam từ ngày 5.10, với giá 132.000 đồng/kg. Khi hàng đến Nhật Bản, cơ quan kiểm dịch nước này đã lấy mẫu xét nghiệm và phát hiện tồn dư hoạt chất procymidone với hàm lượng 0,03 ppm, trong khi tiêu chuẩn cho phép của Nhật Bản là 0,01 ppm. Đây là hoạt chất có trong thuốc trừ sâu có tác dụng diệt nấm mốc.

Còn với lô hàng hơn 4 tấn ớt, cơ quan kiểm dịch Nhật Bản lấy mẫu xét nghiệm với 4 hoạt chất thì có 2 hoạt chất tồn dư vượt ngưỡng cho phép gồm tricyclazole 0,2 ppm và hexaconazole 0,03 ppm, trong khi tiêu chuẩn cho phép là 0,01 ppm.

Theo bà Lê Thị Kiều Oanh, cơ quan kiểm dịch Nhật Bản đang áp dụng quy định kiểm dịch tất cả sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam, khiến các doanh nghiệp tốn kém nhiều chi phí, thời gian hàng lưu kho kéo dài ảnh hưởng đến khâu phân phối, tiêu thụ.

"Cả 2 lô hàng đều bị cơ quan kiểm dịch Nhật Bản yêu cầu tiêu hủy. Riêng lô sầu riêng, doanh nghiệp thiệt hại hơn 200 triệu đồng. Còn với lô hàng ớt nếu không nhập khẩu bù thì khả năng cao sẽ còn bị phạt theo hợp đồng", bà Oanh nói.

Bà Oanh cho rằng, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu bền vững của nhiều trái cây Việt Nam, đặc biệt là sầu riêng rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng chất lượng của loại trái cây này đang vấn đề khiến các nhà nhập khẩu "đau đầu" khi liên tục gặp rủi ro, thiệt hại.

Trước đó, trong tháng 9, Công ty Japan Apple LLC nhập phải 1 lô hàng sầu riêng cắt non. Sau nhiều ngày giao hàng đến đối tác, sầu riêng không thể chín bình thường mà chín ép, có mùi chua, buộc doanh nghiệp phải thu hồi, chịu lỗ nặng.

"Các doanh nghiệp Việt Nam xuất hàng đi xong là gần như chối bỏ trách nhiệm. Trong một số vụ việc, chúng tôi yêu cầu chia sẻ trách nhiệm thì họ trừ bớt tiền hàng nhưng sau đó lại tìm cách nâng giá bán", bà Oanh nói.

Ông Tạ Đức Minh, Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, cho rằng Nhật Bản là thị trường có tiêu chuẩn rất cao đối với các loại hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là trái cây. Khi đã thâm nhập được vào thị trường này thì xuất khẩu sẽ ổn định và lâu dài, nhưng các doanh nghiệp phải đảm bảo được chất lượng sản phẩm, giá bán và sản lượng cung ứng.

Ông Tạ Đức Minh khuyến cáo, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi kinh doanh với Nhật Bản không nên dừng ở việc mua đứt, bán đoạn mà nên tiếp tục theo dõi, kiểm soát xem sản phẩm của mình được thị trường đón nhận như thế nào, khách hàng phản hồi ra sao, nhằm tránh những rủi ro không đáng có.

"Ví dụ có những sản phẩm thực phẩm Việt gần hết hạn sử dụng nhưng vẫn được nhà nhập khẩu bán tại thị trường Nhật Bản đã gây ra ấn tượng không tốt với người tiêu dùng", ông Minh nói.

Theo Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng vừa qua, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của nông, lâm, thủy sản Việt Nam, chiếm 7,4% tổng giá trị xuất khẩu. Trong đó, nhiều ngành hàng đạt giá trị cao như: gỗ (1,39 tỉ USD), thủy sản (1,25 tỉ USD); cà phê (252,5 triệu USD); hạt điều (49,02 triệu USD), tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Đối với rau quả, giá trị xuất khẩu sang Nhật Bản 10 tháng đạt 150,56 triệu USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, sầu riêng là trái cây hút khách ở Nhật Bản trong 2 tháng cuối năm. Các doanh nghiệp đang nhập khẩu sầu riêng tươi từ Việt Nam với giá tại cảng lên tới 160.000 đồng/kg.

Có thể bạn quan tâm

Xe máy điện Honda ICON e đã có mặt tại thị trường Việt Nam với giá dưới 30 triệu đồng

Xe máy điện Honda ICON e đã có mặt tại thị trường Việt Nam với giá dưới 30 triệu đồng

(GLO)- Honda ICON e là mẫu xe máy điện hướng đến đối tượng học sinh với thiết kế cao cấp nhưng nhỏ gọn. Xe có mức giá dưới 30 triệu đồng, được phân phối tại thị trường Việt Nam với 3 phiên bản thể thao, đặc biệt và cao cấp cùng 6 lựa chọn màu sắc gồm xám, xanh, bạc, đen, đỏ xám và trắng xám.

Sở hữu dòng xe Maserati Levante LE350AL21 sang trọng với giá trên 5,4 tỷ đồng

Sở hữu dòng xe Maserati Levante LE350AL21 sang trọng với giá trên 5,4 tỷ đồng

(GLO)- Maserati Levante LE350AL21 mang đậm chất thể thao, kết hợp giữa thiết kế tinh tế và công nghệ tiên tiến. Với động cơ mạnh mẽ, khả năng vận hành tuyệt vời, Levante LE350AL21 chắc chắn sẽ làm hài lòng những tín đồ yêu thích sự khác biệt và đẳng cấp. Xe hiện có giá khoảng 5,4 tỷ đồng.

CBR1000RR-R Fireblade: Siêu phẩm thể thao với sức mạnh vô song có giá bán trên 950,5 triệu đồng

CBR1000RR-R Fireblade: Siêu phẩm thể thao với sức mạnh vô song có giá bán trên 950,5 triệu đồng

(GLO)- Chiếc xe mơ ước của các tín đồ đam mê tốc độ với những cải tiến đột phá, nâng tầm hiệu suất vượt trội của hãng Honda. Từ thiết kế mạnh mẽ, Fireblade không chỉ là một chiếc xe, mà còn là biểu tượng của sự tinh tế trong ngành công nghiệp mô tô thể thao.