Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

20/10 hàng năm được biết đến là ngày Phụ nữ Việt Nam nhưng không nhiều người biết rõ về nguồn gốc lịch sử ra đời và ý nghĩa của ngày này.

Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 là dịp đặc biệt để tôn vinh và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vậy nguồn gốc của ngày này bắt đầu từ đâu?

Nguồn gốc ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Nói đến nguồn gốc ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, phải quay về những năm 20 của thế kỷ trước. Từ năm 1927, các tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành và thu hút đông đảo tầng lớp phụ nữ như Công Hội Đỏ, Nông Hội Đỏ, các nhóm tương tế, tổ học nghề và các tổ chức riêng của nữ giới. Năm 1930, trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, gần 13.000 chị em tham gia, cùng nhân dân đấu tranh thành lập chính quyền trên 300 xã.

Ngày 1/5/1930, bà Nguyễn Thị Thập lãnh đạo cuộc đấu tranh của hơn 4.000 nông dân ở hai huyện Châu Thành, Mỹ Tho, trong đó có hàng ngàn phụ nữ tham gia. Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ngay từ khi ra đời chỉ rõ “nam nữ bình quyền”.

phunuvietnam-3510.jpg
Bạn đã biết gì lịch sử ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10? (Ảnh tư liệu)

Vào ngày 20/10/1930, Hội Phụ nữ phản đế (sau này đổi tên thành Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) được thành lập. Hội vận động chị em tham gia mít tinh, biểu tình, lập các hội cứu tế, bảo an, tham gia chống bắt lính với khẩu hiệu chống đế quốc chiến tranh, đòi hoà bình, đòi bồi thường chiến tranh.

Đây là sự kiện có ý nghĩa to lớn, đánh dấu bước tiến mới trong lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định chọn ngày 20/10 hàng năm làm ngày truyền thống của phụ nữ Việt Nam.

Ý nghĩa ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 hằng năm là dịp để các thế hệ cùng nhìn lại, tôn vinh những thành tựu, đóng góp to lớn của phụ nữ trong nhiều lĩnh vực: từ lao động sản xuất, khoa học, giáo dục, y tế đến các hoạt động chính trị, văn hóa và nghệ thuật.

Ngày Phụ nữ Việt Nam còn là dịp nhắc nhở về vai trò quan trọng và không thể thiếu của phụ nữ trong việc xây dựng xã hội bình đẳng, tiến bộ và phát triển bền vững. Đây cũng là cơ hội để nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và quyền phụ nữ, đồng thời khuyến khích sự tham gia mạnh mẽ hơn của phụ nữ vào các hoạt động chính trị, kinh tế và xã hội.

2-ngay-phu-nu-9194.png
Ý nghĩa ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.

Hoạt động kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Mỗi năm, vào dịp 20/10, trên khắp Việt Nam, nhiều hoạt động kỷ niệm được tổ chức để vinh danh phụ nữ. Các cuộc hội thảo, toạ đàm, triển lãm về lịch sử, vai trò và thành tựu của phụ nữ Việt Nam nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ công chúng. Ngoài ra, các tổ chức, cơ quan, đoàn thể cũng thường tổ chức các chương trình giao lưu, văn nghệ, trao giải thưởng cho những phụ nữ xuất sắc.

Cũng trong ngày này, nhiều người dành thời gian để bày tỏ lòng biết ơn và tôn vinh phụ nữ trong gia đình, như bà, mẹ, vợ và các chị em thông qua những món quà hay lời chúc tốt đẹp.

Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 là dịp để tôn vinh những đóng góp của phụ nữ trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Điều này thể hiện tinh thần tri ân và kính trọng phụ nữ, đồng thời củng cố lòng tự hào và quyết tâm của phụ nữ Việt Nam trên chặng đường phát triển phía trước.

Theo Nhật Thùy (VTC News)

Có thể bạn quan tâm

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các hạng mục để sớm bố trí tái định cư cho 33 hộ dân làng Đê Kôn (xã H'ra). Ảnh: Lê Nam

"Điểm tựa" giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Mang Yang triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu (Lơ Pang), Đê Bơ Tơk (Đak Jơ Ta), Đê Kôn (Hra) nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

(GLO)- Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930- 18/11/2024), sáng 16-11, đồng chí Dương Mah Tiệp- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đến dự và chung vui với người dân Tổ Dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện) trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.