Người mẹ ung thư máu từ chối điều trị để nhường sự sống cho con

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cư dân mạng bày tỏ tiếc thương và khâm phục trước quyết định “mẫu tử thiêng liêng” của chị Bùi Thị Thảo (29 tuổi, ngụ xã Sơn Hòa, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) khi chị chấp nhận ra đi để giữ lấy mạng sống cho con mình.

Ông Phan Đình Lương đang chăm sóc cháu nội ẢNH: PHẠM ĐỨC
Ông Phan Đình Lương đang chăm sóc cháu nội ẢNH: PHẠM ĐỨC

Ngày 24.11, chị Thảo vĩnh viễn ra đi vì căn bệnh ung thư máu và rời xa đứa con trai mà chị nhường sự sống khi cháu mới 4 tháng tuổi.

Chịu đau đớn để giữ lại con
Sau khi tốt nghiệp Khoa Sư phạm của Trường ĐH Hà Tĩnh, chị Thảo vào làm giáo viên tại một trung tâm tiếng Anh ở TP.Hà Tĩnh. Năm 2015, chị kết hôn với anh Phan Đình Kỳ (35 tuổi, ngụ xã Hộ Độ, H.Lộc Hà) và sinh con gái đầu lòng năm 2016. Giữa năm 2020, khi đang mang thai đứa con trai ở tháng thứ 5, chị thấy mệt mỏi và sốt cao nên ra Bệnh viện (BV) Bạch Mai khám thì phát hiện bệnh ung thư máu. Mang bệnh hiểm nghèo khi tuổi đời còn quá trẻ khiến chị suy sụp tinh thần, đặc biệt là lo cho đứa con trong bụng.
“Lúc đó, bác sĩ bảo gia đình tôi là nếu cho con dâu xạ trị để điều trị thì phải chấp nhận bỏ cái thai. Còn nếu chờ cái thai đủ lớn để sinh thì người mẹ phải chấp nhận đau đớn vì sẽ không được dùng thuốc can thiệp. Khi biết tin này, con dâu tôi chấp nhận chịu đau để giữ lại đứa con”, ông Lê Đình Lương (68 tuổi, bố chồng chị) nhớ lại.
Chị Thảo nằm dưỡng thai ở BV. Mỗi lần được các bác sĩ cho biết thai nhi phát triển bình thường là chị như có thêm sức mạnh vượt qua cơn đau để chờ đến ngày con đủ tháng chào đời. “Quá trình chờ thai lớn, con dâu tôi thường xuyên bị sốt cao, người yếu ớt lắm. Nhưng nó cứ gắng gượng, âm thầm chịu đựng để con không bị sinh non. Nhưng đến tháng thứ 7, con dâu rơi vào tình trạng nguy kịch, buộc các bác sĩ phải mổ chứ không chờ được thêm. Vì sinh thiếu tháng nên cháu tôi chỉ được 1,1 kg và phải nằm lồng kính”, ông Lương kể.
Sau khi sinh, bác sĩ bắt đầu dùng thuốc xạ trị để chữa bệnh ung thư cho chị nhưng không thể cứu vãn. Ngày 20.11, chị được BV cho về nhà. “Nếu như con dâu chấp nhận bỏ thai để xạ trị sớm thì khả năng sống sẽ được lâu hơn. Nhưng ngay từ đầu, nó đã chấp nhận nhường mạng sống cho con mình”, ông Lương bùi ngùi.

 
Bấp bênh tương lai hai đứa trẻ
Ông Lương cho biết tâm nguyện của con dâu là ráng sống thêm vài năm để chăm sóc cho con trai Phan Đình Khôi Nguyên. Tuy nhiên, như lường trước, Thảo có trăng trối: “Mấy ngày nằm nhà, con dâu tôi liên tục dặn chồng nó cố gắng chăm sóc tốt cho 2 đứa con. Tối 23.11 là sinh nhật con dâu, con trai tôi mua bánh về mừng sinh nhật, con dâu nằm trên giường nghe cả nhà hát bài chúc mừng. Cháu Khôi Nguyên thì vẫn trong BV để điều trị mắt nên không có mặt. Đến sáng hôm sau thì con dâu tôi qua đời”, ông Lương giọng nghẹn lại.
Chồng chị, anh Phan Đình Kỳ sau khi tốt nghiệp ngành xây dựng Trường ĐH Vinh thì vào làm nhân viên kỹ thuật công trình cho một vài công ty xây dựng. Tuy nhiên, thu nhập cũng bấp bênh vì công trình lúc có, lúc không nên chỉ tầm 7 - 10 triệu đồng/tháng. Năm 2020, khi vợ lâm bệnh, anh Kỳ xin nghỉ việc để chăm sóc vợ.
“Sau khi nguôi ngoai, thằng Kỳ sẽ đi làm để kiếm tiền trả nợ và nuôi con”, ông Lương kể. Theo ông, vợ mất, con trai ông buồn bã nằm liệt giường, con gái đầu 4 tuổi thì liên tục khóc đòi mẹ. Vợ chồng ông thay nhau lo chăm sóc cháu Khôi Nguyên. “Do sinh non nên cháu bị viêm phổi và thường xuyên phải đi BV kiểm tra mắt. Thương cháu, từ khi sinh ra đến nay chưa được bú sữa mẹ, may là cháu cũng phát triển khá tốt, nay đã được 5 kg. Giờ con trai tôi đang gánh khoản nợ 250 triệu đồng vay ngân hàng chữa trị cho vợ, không biết đủ sức để lo cho 2 con ăn học hay không”, ông Lương buồn bã nói.
Theo Phạm Đức (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.