Người lao động được hưởng lợi nhiều hơn từ hiệp định CPTPP?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tham gia CPTPP, không chỉ tạo thêm số lượng việc làm, mà còn hứa hẹn sẽ đem lại điều kiện làm việc, mức lương tốt hơn cho người lao động.
Sáng nay (26/11), Bộ LĐ-TB-XH phối hợp với Bộ Kinh tế liên bang Thụy Sỹ và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức hội thảo chính sách Thị trường lao động và sự cần thiết của việc nâng cao kỹ năng trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Chia sẻ tại Hội thảo, ông Lê Đình Quảng, Phó Vụ trưởng Vụ Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) Việt Nam cam kết cho phép người lao động được quyền thành lập tổ chức của người lao động tại cơ sở, doanh nghiệp hoạt động song song với tổ chức công đoàn đặt ra thách thức cho công đoàn Việt Nam về việc tập hợp, đoàn kết đoàn viên công đoàn. Đồng thời, đây cũng là cơ hội, động lực cho các tổ chức công đoàn đổi mới mạnh mẽ để hoạt động có hiệu quả hơn.
“Việc tham gia CPTPP đặt ra những yêu cầu nghiêm ngặt về các tiêu chuẩn lao động, trong đó có các quy định về điều kiện làm việc, sự minh bạch về tiền lương và các vấn đề khác. Các doanh nghiệp khi hội nhập sẽ phải đảm bảo phân chia thu nhập của người lao động hài hòa. Như vậy người lao động sẽ có cơ hội hưởng lợi nhiều hơn.
Hiện nay, chúng ta đang xây dựng quan hệ lao động theo hướng nhà nước giảm dần sự can thiệp mà tăng cường sự thương lượng, thỏa thuận trực tiếp của người lao động với chủ sử dụng lao động. Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ, từ đó dần nâng cao khả năng thương lượng hiệu quả, tác động cơ chế để tổ chức công đoàn thương lượng có hiệu quả. Như vậy người lao động thực chất là có cơ hội, điều kiện tốt hơn trong bối cảnh hội nhập”, ông Quảng cho biết.
 
Theo các chuyên gia, riêng về khía cạnh lao động, việc làm, cũng thể hiện rằng việc tham gia CPTPP cho thấy khả năng tăng thêm việc làm là khá tốt. Cụ thể đối với CPTPP mặc dù mức việc làm tạo ra chỉ bằng 1 nửa so với TPP, song số việc làm được tạo ra mỗi năm theo tính toán từ năm 2020 trở đi là 17.000-27.000 việc làm. Còn đối với các hiệp định thương mại tự do khác, số việc làm tạo ra cũng từ 18.000-19.000 việc làm.
Các chuyên gia cũng cho rằng, việc tham gia CPTPP các luồng đầu tư vào Việt nam sẽ tăng, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất lao động, thu hút nhiều hơn lao động có kỹ năng. Tuy nhiên, dưới tác động của việc làm thì phân hóa tiền lương sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, đặc biệt giữa các doanh nghiệp FDI, giữa lao động có trình độ cao và trình độ thấp. Điều này đặt ra những thách thức về các chính sách lao động, việc làm, đào tạo nghề…
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Doãn Mậu Diệp cho biết, tạo việc làm và tăng cường kỹ năng cho người lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng là một trong những mục tiêu quan trọng đối với quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thị trường lao động Việt Nam thời gian qua tiếp tục được phát triển theo hướng hiện đại và định hướng thị trường, khuôn khổ pháp luật, thể chế, chính sách thị trường lao động từng bước được hoàn thiện.
Một số điểm sáng nổi bật của thị trường lao động Việt Nam thời gian qua cho thấy, việc chuyển dịch theo hướng tốt hơn, số người làm công ăn lương, có quan hệ lao động dần tăng lên. Hiện số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 40% trong giai đoạn 2015-2020. Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động duy trì ở mức cao là 76%. Chất lượng việc làm, thu nhập của người lao động đều đặn được tăng lên, mức độ phân biệt giữa việc trả công cho lao động nam và nữ cũng được thu hẹp. Số lao động đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng lao động cũng được tăng lên.
Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu khả quan, thị trường lao động việc làm của Việt Nam vẫn tồn tại như cơ cấu lao động còn khá lạc hậu. Về cơ bản, Việt Nam vẫn là thị trường lao động trong nông thôn, thông nghiệp với chất lượng lao động thấp, phân bổ chưa hợp lý, lao động làm việc trong ngành nghề đơn giản, không đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật.
"Trong Bối cảnh Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, với tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, những chính sách về thị trường lao động Việt Nam cần được nhìn nhận và đánh giá lại để có thể sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Tinh thần này được thể hiện rõ trong nghị quyết số 27 của Trung ương về cải cách chính sách BHXH, Nghị quyết số 28 về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm thất nghiệp cần được cải cách để trở thành công cụ quản trị thị trường lao động, thúc đẩy cơ chế đối thoại, thương lượng trong doanh nghiệp về các nội dung về quan hệ lao động", Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nhấn mạnh.
Nguyễn Trang (VOV/VN)

Có thể bạn quan tâm

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với xã Ayun. Ảnh: Hà Duy

Xã Ayun cần tiếp tục rà soát nguồn lực để tạo sinh kế cho người dân

(GLO)- Sáng 14-7, đồng chí Trương Văn Đạt - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai, đã đến thăm, kiểm tra hoạt động và công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ tại xã Ayun. Cùng tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. 

Nghề hấp cá giữa phố cảng Quy Nhơn

Nghề hấp cá ở phố cảng Quy Nhơn

(GLO)- Ở phường Quy Nhơn (tỉnh Gia Lai), nơi tàu thuyền ra vào tấp nập mỗi sớm chiều, vẫn tồn tại những căn bếp đỏ lửa, nơi người dân mưu sinh bằng một nghề ít được nhắc tên: Nghề hấp cá.

Quang cảnh chương trình.

Tặng 200 phần quà cho người dân xã An Toàn

(GLO)- Ngày 13-7, tại Nhà văn hóa thôn 2 (xã An Toàn, tỉnh Gia Lai), Chùa Pháp Ấn (phường An Nhơn Nam) và Tịnh thất Chánh Nam (xã Tuy Phước Bắc) phối hợp tổ chức chương trình trao quà từ thiện cho người dân địa phương.

Lớp học hè miễn phí nơi vùng sâu Đak Sơ Mei

Lớp học hè miễn phí nơi vùng sâu Đak Sơ Mei

(GLO)– Hè về, Trường Tiểu học Đak Sơ Mei (xã Đak Sơ Mei, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng đọc bài của các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1. Lớp học hè miễn phí do giáo viên tình nguyện Vũ Phạm Ngọc Hà (phường Thống Nhất) phối hợp với Đoàn xã tổ chức, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn trước năm học mới.

Đoàn thiện nguyện Thiện Chí (TP. Hồ Chí Minh) phối hợp với Ban Giám hiệu Trường Tiểu học và THCS Quang Trung tặng quà cho các em học sinh. Ảnh: Vũ Chi

"Trao gửi yêu thương" đến học sinh xã Ia Tul

(GLO)- Ngày 12-7, đoàn thiện nguyện Thiện Chí (TP. Hồ Chí Minh) phối hợp với Ban Giám hiệu Trường Tiểu học và THCS Quang Trung (buôn Jứ, xã Ia Tul, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Trao gửi yêu thương”, tặng quà cho học sinh của trường.

Hội Truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh Bình Định chia sẻ yêu thương với bệnh nhân

Hội Truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh Bình Định chia sẻ yêu thương với bệnh nhân

(GLO)- Sáng 10-7, Ban liên lạc Hội Truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh Bình Định phối hợp cùng nhà hảo tâm và Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn-Dinh dưỡng tổ chức thăm và nấu những suất cơm tặng các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Quy Nhơn (phường Quy Nhơn Đông, tỉnh Gia Lai).

Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Đinh Ngọc Quý thăm, tặng quà các gia đình chính sách

Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Đinh Ngọc Quý thăm, tặng quà các gia đình chính sách

(GLO)- Chiều 8-7, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), ông Đinh Ngọc Quý-Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa-Xã hội của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã đến thăm, tặng quà 10 gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh trên địa bàn phường Hội Phú.

null