Người dân Kon Sơ Lăng lo lắng vì sạt lở đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhiều diện tích đất bị sạt lở, cây trồng bị cuốn theo dòng nước khiến dân làng Kon Sơ Lăng (xã Hà Tây, huyện Chư Păh) cảm thấy bất an. 
Hàng chục hộ dân ở làng Kon Sơ Lăng rất lo lắng khi diện tích đất nông nghiệp nằm dọc suối Đak Tơ Ver ngày càng bị thu hẹp do sạt lở, bị nước cuốn trôi. Ông Yơih cho hay: Tình trạng sạt lở đất bắt đầu từ mùa mưa và kéo dài đến nay. Dòng nước chảy xiết ăn sâu vào chân bờ suối khiến nhiều vị trí bị hở hàm ếch, đất đổ xuống suối. Hiện dòng nước đã ăn sâu vào trong phần đất của gia đình ông gần 4 m, chiều dài khoảng 100 m. “Rẫy mì của gia đình tôi nằm sát bờ suối nên bị sạt lở rất nghiêm trọng. Tôi phải lấy cây gỗ dựng thành hàng rào kè tại nơi sạt lở nhưng cũng chỉ tạm thời. Nước cứ xoáy sâu vào, kéo đất sụt xuống, còn trơ hàng cọc ra giữa suối”-ông Yơih lo lắng nói.
Dẫn chúng tôi đi xem các vị trí đất sản xuất của bà con dọc bờ suối bị sạt lở, ông Ngaoh cho hay: Tình trạng này diễn ra nhiều tháng nay và ngày càng phức tạp, có vị trí ăn sâu vào rẫy hoa màu cả chục mét. Riêng vườn cà phê của gia đình tôi đã bị sạt lở, nước cuốn trôi 50 cây cà phê. Chúng tôi rất mong chính quyền địa phương có biện pháp hỗ trợ để ngăn tình trạng sạt lở đất, giúp bà con yên tâm sản xuất.
Sạt lở đất khiến cây trồng của người dân làng Kon Sơ Lăng bị cuốn trôi theo dòng suối. Ảnh: Khánh Phong
Sạt lở đất khiến cây trồng của người dân làng Kon Sơ Lăng bị cuốn trôi theo dòng suối. Ảnh: Khánh Phong
Đến thời điểm hiện tại, nhiều đoạn suối Đak Tơ Ver đã sạt lở sâu vào phần đất sản xuất của người dân và có nguy cơ lan rộng. Khu vực này hiện có hàng chục hộ dân sinh sống và sản xuất nông nghiệp.
Ông Trương Văn Toàn-Phó Chủ tịch UBND xã Hà Tây-cho biết: Ủy ban nhân dân xã đã nhận đơn của các hộ dân thuộc làng Kon Sơ Lăng phản ánh về việc tại các vị trí nằm dọc suối Đak Tơ Ver, đất đai, hoa màu bị sạt lở. Mới đây, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra thực tế và ghi nhận hiện trạng bị sạt lở đất có chiều dài khoảng 100 m dọc theo bờ suối là nơi người dân trồng mì, lúa, cà phê… Các vị trí này đều nằm trong khu vực khai thác cát của Công ty TNHH Thanh Tịnh Hà Tây được UBND tỉnh cấp phép khai thác khoáng sản (cát). “Ngày 24-9 vừa qua, UBND xã đã đề nghị Công ty TNHH Thanh Tịnh Hà Tây gặp trực tiếp các hộ dân bị sạt lở đất, hoa màu để thỏa thuận hỗ trợ đền bù thỏa đáng cho bà con trong thời hạn 10 ngày. Tuy nhiên, đến nay, Công ty vẫn chưa có động thái gì để hỗ trợ người dân”-Phó Chủ tịch UBND xã Hà Tây thông tin.
Để tìm hiểu thêm về vụ việc, P.V Báo Gia Lai đã liên hệ với ông Lê Xuân Dũng-Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chư Păh. Ông Dũng cho rằng, Phòng chưa nghe xã báo cáo về việc này. Nếu sự việc trong thẩm quyền của xã thì để xã xử lý. Còn nếu ngoài thẩm quyền thì xã đề nghị lên UBND huyện để chỉ đạo xử lý. 
KHÁNH PHONG

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.