Người dân Klăh thiếu nước sạch trầm trọng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cứ đến mùa khô, hàng chục hộ dân ở làng Klăh (xã Kon Chiêng, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại khốn khổ bởi thiếu nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Dân làng mong muốn có hệ thống nước sạch để cuộc sống được ổn định.

22-3377.jpg
Chị Đinh Nanh hứng nước về cho gia đình dùng. Ảnh: T.D

Tại khoảnh đất trống đầu làng Klăh, một nhóm phụ nữ đứng chờ lấy nước về phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Trên lưng mỗi người đều có 1 cái gùi đựng lỉnh kỉnh các vật dụng dùng để chứa nước. Khuôn mặt họ đỏ ửng vì nắng nóng.

Rửa sạch hơn 10 chai nhựa lớn nhỏ khác nhau rồi hứng đầy nước, chị Đinh Nanh (làng Klăh) chia sẻ: Làng có giếng đào, giếng khoan nhưng nước nhiễm vôi, chỉ để tắm giặt và tưới cây thôi. Còn ăn uống là dùng nước từ giọt nước của làng Ktu về đây, chừng 7 km ấy. Mùa mưa, nước chảy mạnh sẽ dẫn đến 3 bể chứa trong làng, không phải ra đây lấy đâu nhưng nay nước yếu quá, dân làng quyết định dừng dẫn nước về các bể mà tập trung đến chỗ này lấy nước cho nhanh.

“Khoảng 2 ngày, mình lại ra đây lấy nước 1 lần. Mỗi lần, mình sẽ hứng đầy 8-10 chai nước để dành dùng dần. Do nước chảy yếu, mỗi lần lấy phải chờ 20-30 phút mới được 1 gùi nước. Chừng 1 tháng nữa, tính cả xếp hàng chờ tới lượt và ngồi hứng nước cũng phải hơn 1 tiếng đồng hồ. Nhiều hôm mình phải đi từ lúc mờ sáng”-chị Nanh tâm sự.

Vừa dừng chiếc xe máy, bà Byen vồn vã đề nghị mọi người nhường cho mình được lấy nước trước để chở ra rẫy cho người làm uống. Bà Byen nói: “Nay gia đình tôi nhờ người làng đổi công làm rẫy. Chiều qua, tôi có ra đây lấy 1 gùi nước để mang đi làm và nấu ăn rồi. Lúc sáng cũng đã chở theo mấy chai nước to, tính là sẽ đủ cho mọi người uống trong ngày.

Nhưng nay nắng nóng quá, mọi người nhanh khát nên uống nhiều. Mới đầu giờ chiều mà lượng nước mang theo đã hết sạch rồi, tôi phải chạy về lấy thêm. Mong Nhà nước quan tâm hỗ trợ kinh phí xây dựng 1 hệ thống nước sạch để người dân đỡ cảnh xếp hàng chờ lấy nước mỗi mùa khô đến”.

Theo anh Yack-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Klăh: Làng có 142 hộ với 750 khẩu, trong đó có 137 hộ người dân tộc Bahnar. Đời sống của dân làng còn nhiều khó khăn, nguồn thu nhập chính là từ trồng lúa, mì và mía. Tuy nhiên, khó nhất hiện nay là thiếu nước sạch trầm trọng.

“Do thời tiết càng ngày càng khắc nghiệt nên các giọt nước trong làng bị cạn khô từ lâu. Nước giếng thì bị nhiễm vôi. Bất đắc dĩ, chúng tôi mới dùng nước này để tắm, giặt giũ quần áo chứ không dám uống vì nguy cơ bệnh tật. Tắm nước này nhiều cũng bị ngứa khắp người.

Trước đây, huyện có đầu tư cho 1 máy lọc nước, đặt ở khu vực nhà sinh hoạt cộng đồng nhưng do tiền điện mỗi tháng nhiều quá, dân làng bỏ mấy năm nay không sử dụng nữa. Chính quyền xã cũng đầu tư kinh phí làm hệ thống dẫn nước từ làng Ktu về và xây dựng 3 bể chứa để phục vụ bà con. Tuy nhiên, do ống dẫn nhỏ quá, lượng nước chảy về chủ yếu phục vụ nấu ăn. Vào giữa mùa nắng nóng, nước càng khan hiếm”-anh Yack cho hay.

1aaa.jpg
Anh Yack-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Klăh cho biết, làng có 3 bể chứa nước nhưng đều đang cạn khô. Ảnh: T.D

Trao đổi với P.V, ông Hồ Đình Việt-Phó Chủ tịch UBND xã Kon Chiêng-cho biết: Klăh là làng thường xuyên thiếu nước sạch, nhất là thời điểm từ tháng 2 đến tháng 7. Dân làng cũng đã khắc phục bằng cách khoan giếng nhưng nước bị nhiễm vôi. Hiện bà con đang dùng nước dẫn từ giọt nước của làng Ktu về.

“Theo phong tục của người Bahnar, dân làng này không dùng chung giọt nước với làng khác. Các đồng chí lãnh đạo xã phải nỗ lực tuyên truyền rất nhiều thì người dân làng Ktu mới đồng ý cho làm 1 đường ống dài 7 km dẫn nước về làng Klăh. Tuy nhiên, lượng nước được dẫn về không đủ đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của người dân làng Klăh.

Ủy ban nhân dân xã cũng đã nhiều lần kiến nghị cấp trên quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống xử lý để cung cấp nguồn nước đảm bảo vệ sinh cho dân làng Klăh”-ông Việt cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

(GLO)- Vào mùa khô, Trường Mẫu giáo 2/9 (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại chật vật vì thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Có một hệ thống nước sạch ổn định để đảm bảo điều kiện sinh hoạt, học tập là mong mỏi bấy lâu của cô và trò ở ngôi trường vùng biên này.

Đức Cơ: Tôn vinh 21 tập thể, cá nhân điển hình trong các phong trào thi đua giai đoạn 2020-2025

Phụ nữ huyện Đức Cơ tích cực học tập và làm theo lời Bác

(GLO)- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thường xuyên của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đức Cơ. Qua đó, xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ nỗ lực vượt khó, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc và lan tỏa điều tốt đẹp trong cộng đồng. 

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Suốt nhiều năm chìm trong bóng tối của cách trở và thiếu thốn, làng Canh Tiến (xã Canh Liên, huyện Vân Canh) từng là một trong những "vùng trắng" điện lưới hiếm hoi còn sót lại ở Bình Định.

Độc đáo chợ chiều Pleiku

Độc đáo chợ chiều Pleiku

(GLO)- Tuy chỉ diễn ra vài tiếng đồng hồ, nhưng những phiên chợ chiều trên phố núi Pleiku vẫn đông đúc kẻ bán, người mua. Không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa, chợ còn là nơi để những ai khi đến mua sắm hiểu hơn về văn hóa và cư dân của vùng đất cao nguyên này.

Sau buổi phát động, người dân làng làng Đăk Hlá-Tơ Drăh đã ra quân dọn dẹp vệ sinh tại các tuyến đường và khu vực công cộng. Ảnh: Nhật Hào

Mang Yang: Đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia bảo vệ môi trường

(GLO)- Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, thời gian gần đây, người dân ở nhiều thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mang Yang đã có ý thức tham gia các hoạt động dọn dẹp vệ sinh, trồng hoa và cây xanh tại các khu vực công cộng để góp phần cải thiện cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.