Người dân Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh: Kỳ vọng vào dự án nước sạch

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Không bao lâu nữa hệ thống cấp nước tại Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ) sẽ được cải tạo, mở rộng, đảm bảo cấp nước cho gần 300 hộ dân và doanh nghiệp tại khu vực này.
Hệ thống xử lý nước tại Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Ảnh: H.D
Hệ thống xử lý nước tại Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Ảnh: H.D
Nằm ngay khu trung tâm của Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh là trạm cấp nước với công suất 1.200 m3/ngày đêm được xây dựng từ năm 2008 nhằm đưa nước từ suối Ia Krêl về trạm lọc thành nước sinh hoạt phục vụ gần 300 hộ dân và các doanh nghiệp tại đây. Song sau nhiều năm đưa vào sử dụng, hệ thống đã xuống cấp cộng với nước tại thượng nguồn xuống thấp nên lúc vận hành tối đa cũng chỉ đạt 500 m3/ngày đêm, thậm chí có lúc chỉ còn 250 m3/ngày đêm khiến người dân nơi đây thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Ông Nguyễn Tự Quyết-Phó Giám đốc Công ty Phát triển hạ tầng Khu Kinh tế tỉnh-cho biết: “Với công suất hiện tại, lượng nước lấy từ suối Ia Krêl chỉ đáp ứng được khoảng 40-50% nhu cầu. Do đó, người dân phải đào giếng hoặc dùng nước bình. Mùa nắng thì thiếu nước, còn mùa mưa thì nước đục vì hệ thống lọc không thể lọc sạch được”.
Bà Lê Thị Bình-Giám đốc Công ty TNHH Kim Bình Gia Lai chia sẻ: “Tôi định cư tại đây từ năm 1989 nên rõ hơn ai hết mỗi sự đổi thay ở vùng đất này. Lúc mới tới đây, điện không có, nước lại càng khó khăn. Sau này, Khu Kinh tế Cửa khẩu được xây dựng hệ thống cấp nước, người dân đỡ khổ hơn, nhưng nước vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu, nhất là vào mùa khô. Chúng tôi rất mong Nhà nước đầu tư một hệ thống nước sạch để có thể cung cấp đủ nước sinh hoạt cho người dân”.
Bà Lê Thị Bình-Giám đốc Công ty TNHH Kim Bình Gia Lai mong nhà nước đầu tư một hệ thống nước sạch để có thể cung cấp đủ nước sinh hoạt cho bà con. Ảnh: H.D
Bà Lê Thị Bình-Giám đốc Công ty TNHH Kim Bình Gia Lai mong nhà nước đầu tư một hệ thống nước sạch để có thể cung cấp đủ nước sinh hoạt cho bà con. Ảnh: H.D
Trước tình hình đó, đầu năm 2019, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh đã được cấp hơn 4 tỷ đồng từ nguồn vốn sự nghiệp để nâng cấp, lắp đặt một trạm xử lý nước theo công nghệ hiện đại ngay tại trạm nước cũ. Nhờ vậy, nguồn nước đã được lọc sạch hơn, mẫu nước cũng đã được đưa đi kiểm nghiệm tại TP. Hồ Chí Minh để đảm bảo chất lượng và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, hệ thống xử lý này chỉ mới đảm bảo được phần “sạch” chứ chưa đáp ứng đủ nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân nơi đây. Mới đây, tỉnh đã đồng ý đầu tư để cải tạo, mở rộng hệ thống cấp nước cho Khu Kinh tế Cửa khẩu. Ông Nguyễn Tự Quyết phấn khởi cho hay: “Dự kiến giữa năm 2020, từ nguồn vốn dự phòng, tỉnh bố trí 60 tỷ đồng để cải tạo, mở rộng hệ thống cấp nước cho Khu Kinh tế Cửa khẩu. Nguồn nước sẽ lấy từ sông Sê San (chốt Ia Pô) với lượng nước dồi dào hơn và không bị cạn vào mùa khô. Hiện Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh đang trình phê duyệt chủ trương đầu tư. Nếu không có gì thay đổi thì khoảng đầu năm 2021, công trình sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng”.
Không giấu được niềm vui, ông Nguyễn Mạnh Tửu (Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh) hồ hởi: “Tôi sống tại đây từ năm 1990. Khí hậu vùng biên giới này thì ai cũng biết, nắng nóng vô cùng, nhưng nguồn nước lại rất hạn chế. Giờ nghe tin sắp được tỉnh đầu tư hệ thống nước, cung cấp đủ nước sinh hoạt, bà con chúng tôi ai cũng vui mừng”.
HÀ DUY

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

(GLO)- Từ sáng sớm ngày 2-11, nhiều du khách gần xa đã có mặt tại làng Dăng (xã Ia O, huyện Ia Grai) để đón xem Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh năm 2024. Không khí "trẩy hội" nơi biên giới vô cùng rộn ràng, náo nhiệt. Dưới đây là một số hình ảnh P.V Báo Gia Lai ghi nhận được.