Ngư dân trúng 'lộc biển' đầu năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày đầu năm, nhiều tàu cá ngư dân Phú Yên và Khánh Hòa khai thác cá ngừ đại dương xuyên Tết Giáp Thìn đã về cảng với “cá nặng đầy khoang”. Chuyến biển năm mới thuận lợi đã giúp bà con có thêm động lực bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

“Lộc biển”

Tàu cá PY 95345 TS của ngư dân Phạm Lộc đã cập cảng Phú Lạc (thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) sau 18 ngày khai thác xuyên Tết trên biển. Chủ tàu và ngư dân phấn khởi khi chuyến biển này thu về gần 30 con cá ngừ đại dương trọng lượng từ 40kg trở lên, đặc biệt có 1 con cá ngừ mắt to quý hiếm nặng gần 100kg.

Vừa kéo cá ngừ từ dưới khoang tàu lên bờ, ngư dân Phạm Lộc phấn khởi nói: “Chuyến này ăn Tết và đánh bắt trên biển có năng suất như vậy cũng mừng. Sau khi bán cá, chúng tôi sẽ chia tiền công cho ngư dân đi cùng để về đón Tết muộn ở nhà. Năm mới chỉ cầu mong cho mưa thuận, gió hòa, thu hoạch được thêm nhiều cá và giá bán được cao hơn”.

Hiện, các tàu khai thác cá ngừ đại dương xuyên Tết của ngư dân Phú Yên đã bắt đầu cập bến chủ yếu tại cảng Đông Tác (thành phố Tuy Hòa) và Phú Lạc (thị xã Đông Hòa). Theo ghi nhận của PV, năng suất cá khai thác được bình quân trên 1 tấn/tàu và giá bán ở mức 97 nghìn đồng/kg. Tuy giá cá có thấp hơn so với trước Tết nhưng nhờ năng suất cao nên các chủ tàu cá vẫn đảm bảo thu nhập cho người lao động.

Ông Hà Viên - Giám đốc Ban Quản lý Cảng cá tỉnh Phú Yên, cho biết: Từ ngày mồng 4 Tết đến nay, có hơn 30 tàu cá của ngư dân cập cảng. Đối với các tàu khai thác cá ngừ có chiều dài trên 15m, ngư dân tỉnh Phú Yên chấp hành tốt các hướng dẫn của cơ quan chức năng về chống khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài (IUU). Để thuận lợi cho việc mua bán giữa ngư dân và thương lái, Ban quản lý Cảng cá tỉnh Phú Yên đã chủ động bố trí lực lượng trực, hướng dẫn tàu cá vào cảng; tổ chức kiểm tra, kiểm định nguồn gốc xuất xứ. “Thời gian qua, ngư dân của tỉnh Phú Yên đã chấp hành tốt hướng dẫn của các cơ quan chức năng trong việc ghi nhật ký khai thác thủy sản. Đây là những việc làm cần thiết góp phần vào việc phòng, chống IUU theo khuyến cáo của EC”, ông Viên nói.

Đánh bắt xuyên Tết ở Trường Sa

Những ngày này Cảng cá Hòn Rớ (thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) khá tấp nập khi các chuyến tàu đầu tiên đánh bắt xuyên Tết Giáp Thìn dần cập bến, với khoang đầy ắp cá vào bờ. Sau chuyến biển kéo dài khoảng 20 ngày, tàu cá của ngư dân đã bắt đầu cập cảng Hòn Rớ với sản lượng cao.

Ngư dân Phạm Lộc đánh bắt được con cá ngừ đại dương 100kg Ảnh: LỮ HỒ

Ngư dân Phạm Lộc đánh bắt được con cá ngừ đại dương 100kg Ảnh: LỮ HỒ

Là một trong những tàu cá cập cảng đầu tiên, ngư dân Trần Thanh Quang (ở thành phố Nha Trang) vui mừng cho biết: “Tàu ra khơi vào ngày 15 tháng Chạp âm lịch và cập cảng vào mồng 5 Tết, sản lượng đạt khoảng 16 tấn cá các loại. Sau khi trừ chi phí, tôi và các bạn thuyền khác đều có lộc biển đầu năm. Anh em ai cũng phấn khởi vì có tiền tiêu Tết muộn với gia đình”. Không chỉ tàu anh Quang, nhiều tàu ngư dân Khánh Hòa vươn khơi bám biển cũng rút ngắn thời gian đi biển nhờ trúng luồng cá, từ đó giảm các chi phí mua xăng dầu và ngày công lao động.

Ông Nguyễn Trọng Chánh - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa, cho biết: “Vươn khơi khai thác hải sản xuyên Tết là truyền thống bao đời nay của ngư dân Khánh Hòa. Với ngư dân, biển là nhà, là nghiệp nuôi sống gia đình, nên năm nay có cả trăm tàu cá dong thuyền ra khơi đón “lộc biển” với hy vọng cả năm no ấm. Sự hiện diện của ngư dân trên khắp các ngư trường Trường Sa đã góp phần cùng các lực lượng hải quân canh giữ, bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc trong dịp Tết Nguyên đán”.

Ban Quản lý cảng Hòn Rớ cho biết, từ ngày 12 đến 14/2 (tức mồng 3 đến mồng 5 Tết), cảng cá Hòn Rớ đón 7 tàu đánh cá xa bờ khai thác xuyên Tết trở về cập cảng, lên cá. Trong đó các tàu lưới rê sản lượng trung bình hơn 8 tấn/tàu; tàu lưới vây sản lượng trung bình hơn 40 tấn/tàu. Trong dịp Tết Nguyên đán năm nay, toàn tỉnh có 123 tàu đánh cá xa bờ vươn khơi khai thác xuyên Tết. Trong khi các tàu đánh bắt xuyên Tết trở về cập cảng Hòn Rớ, thì tại đây các tàu khác cũng đang tất bật chuẩn bị ngư lưới cụ, nhiên vật liệu và nhu yếu phẩm cần thiết cho chuyến đi biển tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).