Nghĩa tình hai tiếng "đồng bào"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Người dân Gia Lai đã gom góp lương thực thực phẩm để sẻ chia với bà con TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam đang gặp khó khăn bởi dịch Covid-19. Quà tặng không lớn nhưng đã thắp lên ngọn lửa nhân ái trong mỗi người, tiếp thêm sức mạnh để cùng nhau chiến thắng dịch bệnh.

“Tiếp sức” cho miền Nam

Nghe tin Đoàn xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh) vận động quyên góp nhu yếu phẩm gửi tặng TP. Hồ Chí Minh, bà Nguyễn Thị Xê (thôn Thiên An) đã đem buồng chuối, mấy búp măng vừa thu hoạch trong vườn nhà, gùi thêm ít quả bơ rồi nhờ đứa cháu chở tới nhà Bí thư Đoàn xã để gửi tặng. Bà Xê chia sẻ: “Dịch bệnh kéo dài, tôi thường xuyên xem ti vi nên biết người dân TP. Hồ Chí Minh đang gặp rất nhiều khó khăn. Gia đình tôi cũng không khá giả nên của ít lòng nhiều, góp ít cây nhà lá vườn để gửi tặng mọi người”.

Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh, nhóm từ thiện Fly To Sky, Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình “San sẻ yêu thương”-Gia Lai chung tay đánh bay Covid-19.Ảnh: Phan Lài
Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh, nhóm từ thiện Fly To Sky, Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình “San sẻ yêu thương-Gia Lai chung tay đánh bay Covid-19". Ảnh: Phan Lài


Phát huy tinh thần xung kích tình nguyện vì cộng đồng, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh đã thực hiện 5 chuyến xe chở hơn 30 tấn nhu yếu phẩm ủng hộ miền Nam. Để có số lượng hàng hóa lớn trên, tổ chức Đoàn các cấp đã chia nhau vận động người dân đóng góp nông sản. Các bạn trẻ không quản ngại khó khăn đến gõ cửa từng nhà để vận động quyên góp. Những hộ dân ở xa ủng hộ nhiều thực phẩm, đoàn viên, thanh niên đã dùng xe công nông tới nhà chở về điểm tập kết.

Sau khi tiếp nhận thực phẩm từ người dân, đoàn viên, thanh niên cùng nhau phân loại, làm sạch, xếp vào thùng giấy để không bị dập. Anh Đỗ Duy Nam-Phó Bí thư Tỉnh Đoàn-chia sẻ: “Khi tổ chức Đoàn đứng ra vận động, thấy được ý nghĩa của chương trình nên người dân và đoàn viên, thanh niên hết sức ủng hộ. Ai có gì góp nấy, tổ chức Đoàn các cấp thu gom rồi chuyển về Tỉnh Đoàn để gửi vào miền Nam. Ai cũng cầu mong người dân miền Nam vượt qua khó khăn, đồng lòng cùng tuyến đầu chống dịch”.

Hơn 10 ngàn hũ cá khô rim (gần 800 kg cá) được chuyển vào hỗ trợ người dân TP. Hồ Chí Minh là việc làm ý nghĩa của gia đình chị Trương Cẩm Thạch (thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang). Cùng với đó, gia đình chị Thạch đã vận động được hơn 50 tấn rau củ quả ủng hộ người dân miền Nam.

Là người tiếp nhận nhu yếu phẩm của gia đình chị Trương Cẩm Thạch gửi vào, chị Nguyễn Thị Quỳnh Như (quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) trao đổi qua điện thoại: “Sau khi tiếp nhận nhu yếu phẩm của gia đình chị Thạch, chúng tôi đã đem đến tặng người vô gia cư, gia đình công nhân nghèo, người bán vé số… Họ đều đang gặp khó khăn khi Sài Gòn “đổ bệnh” nên khi nhận được những phần quà, ai cũng thấy ấm lòng. Chúng tôi nhận ra rằng, dù xã hội có giãn cách để phòng-chống dịch song tình người mãi không xa cách mà càng gắn bó, yêu thương nhau nhiều hơn”.

Nghĩa đồng bào

Không chỉ gửi yêu thương vào miền Nam, khi Gia Lai phát hiện ca dương tính với SARS-CoV-2, nhiều khu cách ly, chốt kiểm soát dịch bệnh được thiết lập để phòng-chống dịch, người dân lại có những cách làm thiết thực để chung tay cùng địa phương đẩy lùi dịch bệnh.

Ngày 16-8, thôn Mơ Nai Trang (xã Ia Piar, huyện Phú Thiện) có một công dân dương tính với SARS-CoV-2 nên phải phong tỏa. Các đoàn thể của xã Ia Piar đã kêu gọi sự ủng hộ của doanh nghiệp, Mạnh Thường Quân để giúp đỡ 109 hộ dân trong thôn yên tâm cách ly, chung tay cùng địa phương kiểm soát dịch bệnh. Hội Nông dân xã phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam xã vận động được hơn 3 tạ gạo cùng các nhu yếu phẩm như: mì tôm, dầu ăn, nước mắm, rau xanh… để trao cho người dân. Ông Vương Văn Thảo-Chủ tịch Hội Nông dân xã-cho biết: “Khi Hội kêu gọi quyên góp nhu yếu phẩm để gửi vào thôn Mơ Nai Trang đang bị phong tỏa, người dân đều ủng hộ. Ngoài nhu yếu phẩm, Hội còn mua cỏ và rơm để các gia đình trong khu vực phong tỏa chăm sóc gia súc”.

Chuyến xe “San sẻ yêu thương” của tuổi trẻ Gia Lai hỗ trợ nhu yếu phẩm cho tỉnh Bình Dương. Ảnh: Phan Lài
Chuyến xe “San sẻ yêu thương” của tuổi trẻ Gia Lai hỗ trợ nhu yếu phẩm cho tỉnh Bình Dương. Ảnh: Phan Lài
Ngày 24-8, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phát động chương trình “7 ngày một đợt xe chở hàng” nhằm ủng hộ lương thực, nhu yếu phẩm cho công dân tỉnh Gia Lai đang gặp khó khăn tại TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và Đồng Nai (thời gian thực hiện từ lúc phát động đến khi tình hình dịch bệnh ổn định). Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thị xã, thành phố là đầu mối tiếp nhận nguồn lực hỗ trợ để chuyển đến bà con Gia Lai ở miền Nam.

Phát huy truyền thống “tương thân tương ái” của dân tộc, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tích cực đóng góp nguồn lực để chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Thời gian qua, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã tiếp nhận hơn 106 triệu đồng tiền mặt và 77,3 tấn rau củ quả từ các cơ quan, doanh nghiệp, Mạnh Thường Quân để hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và Bình Dương. Đồng thời, Hội đã tiếp nhận và hỗ trợ 27,2 tấn rau củ quả và nhu yếu phẩm cho các khu cách ly trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó, sau hơn 2 tháng hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn dân đoàn kết, ra sức phòng-chống dịch bệnh Covid-19” của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tiếp nhận sự ủng hộ của 353 tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân với tổng số tiền hơn 22,3 tỷ đồng. Số tiền ủng hộ này được dùng để mua vắc xin, trang-thiết bị y tế… phòng-chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Bà Phạm Thị Lan-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh-cho biết: “Thời gian qua, phong trào ủng hộ phòng-chống dịch Covid-19 đã tạo được sự lan tỏa sâu rộng trên địa bàn tỉnh. Nhiều em học sinh đã đập heo đất ủng hộ quỹ vài trăm ngàn đồng, có cụ già lấy lương hưu để góp sức cùng tuyến đầu chống dịch. Nhiều doanh nghiệp cũng đang gặp khó khăn do dịch bệnh nhưng vẫn ủng hộ quỹ vài tỷ đồng. “Góp gió thành bão”, ít thành nhiều, thật trân quý khi mọi người đã đồng lòng, sát cánh cùng nhau để đẩy lùi dịch bệnh”.

Trong đại dịch, nhà nhà đều gặp khó khăn nhưng người dân Gia Lai vẫn sẵn lòng “nhường cơm sẻ áo” với đồng bào miền Nam và chung sức cùng địa phương phòng-chống dịch. Những mớ rau, con cá… trao nhau trong mùa dịch đong đầy tình cảm chân thành, sự đồng lòng, đoàn kết của người Việt. Sự sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau chính là “liều thuốc tinh thần” tiếp thêm sức mạnh để người dân thêm lạc quan, vững tin vượt qua giai đoạn khó khăn, chung sức với địa phương sớm đẩy lùi dịch bệnh.

 

 PHAN LÀI

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.