Ngày sinh nhật định mệnh của nữ hành khách thoát chết vụ sạt lở ở Hà Giang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Kết thúc bữa tiệc sinh nhật sớm với bạn bè, chị Duy lên xe khách 16 chỗ về nhà ở Hà Giang, sau đó xin xuống giữa đường do bị say xe, đau bụng dữ dội.

Hai ngày sau vụ sạt lở ở xã Yên Định (huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang) khiến 11 người tử vong, chị Nguyễn Ngọc Duy (31 tuổi) - hành khách thoát chết vì xuống xe giữa đường - vẫn chưa hết bàng hoàng.

Duy cho biết, chị làm công việc kỹ thuật âm thanh - ánh sáng, thường di chuyển giữa Hà Nội và Hà Giang. Đêm 12/7, sau bữa tiệc sinh nhật sớm cùng bạn bè, chị bắt xe khách giường nằm từ bến xe Mỹ Đình về nhà ở huyện Bắc Mê.

Người phụ nữ nằm ở ghế cuối, ngủ một mạch đến bến xe Hà Giang lúc 4h ngày 13/7. Chị gọi điện cho mẹ, thông báo lên ô tô 16 chỗ của nhà xe Hòa Bình.

Vừa đặt chân lên xe, Duy cảm thấy say xe khác với mọi lần, bụng đau dữ dội. Trời mưa lớn, ô tô 16 chỗ chật kín khách, gồm cả người lớn và trẻ em, lao đi trên Quốc lộ 34. Nữ hành khách không nói chuyện với ai, chỉ nghe bên cạnh có tiếng bé trai trong khi người mẹ liên tục dỗ dành "sắp được gặp bà ngoại rồi".

Một phụ nữ lớn tuổi khác liên tục nói chuyện với các hành khách và tài xế. Chị Duy nhắm chặt mắt, cố gắng quên đi cơn say xe.

Chiếc xe khách bị đất đá sạt lở, vùi lấp ở Hà Giang.

Chiếc xe khách bị đất đá sạt lở, vùi lấp ở Hà Giang.

Nhưng khi ô tô đến đầu làng Bản Tùy (xã Ngọc Đường) cách thành phố Hà Giang khoảng 5km, mặt mày tái mét, bụng cồn cào, chị xin xuống xe. Tài xế hé cửa bảo "xuống nhanh", chị Duy vội bước xuống, sau đó chiếc xe lao đi trong cơn mưa. Khi đó, trời bên ngoài vẫn tối đen.

Xuống xe, chị Duy ngồi nghỉ bên đường rồi đi vệ sinh, thấy một ô tô con hướng từ thành phố Hà Giang. Chị tính vẫy chiếc xe này để đuổi theo xe khách lúc nãy, nhưng hai chân tê cứng, không thể đứng lên, bụng vẫn còn quằn quại. Chị quyết định gọi điện nhờ bạn đi xe máy từ bến xe Hà Giang lên đón. Chị quay lại bến xe, nhảy lên một chiếc giường nằm để xuống Hà Nội, ngủ thiếp đi vì mệt và say xe.

9h30 ngày 13/7, xe giường nằm đến trạm dừng chân. Chị Duy tỉnh dậy, thấy nhiều cuộc gọi nhỡ, có cả những số lạ. Màn hình điện thoại hiển thị số mẹ gọi rất nhiều lần, chị Duy vội gọi lại.

Câu đầu tiên mẹ hỏi chị: "Con đang trên xe hay ở đâu?". "Con đang trên xe", Duy đáp. Tưởng con gái đang trên xe Hòa Bình, người mẹ gào lên bất lực: "Bây giờ thế nào? Có chui ra được không hay đập cửa kính, bên ngoài đang sạt lở".

Chị Duy vội đáp: "Con đang trên xe đi Hà Nội". Người mẹ như trút được toàn bộ gánh nặng, òa khóc, nói chiếc xe chị lên lúc sáng gặp nạn, nhiều người tử vong. Hai mẹ con cứ thế khóc qua điện thoại. Chị Duy sau đó đọc báo mới biết bản thân đã thoát chết trong gang tấc. Ngay lập tức, chị lên mạng xã hội đăng bài thông báo với mọi người rằng bản thân đã an toàn. Một lúc sau, do nhiều người gọi điện nên điện thoại của chị hết pin, mất liên lạc với mọi người.

Thấy chị Duy khóc, các hành khách trên xe Hà Giang - Hà Nội liên tục hỏi thăm, chị mới kể từng ngồi trên ô tô 16 chỗ gặp nạn, nhưng xuống xe từ trước. "13/7 là ngày sinh nhật định mệnh của tôi", chị Duy nghẹn ngào.

Chị dự định về lại Hà Giang ngay trong ngày 13/7 nhưng tuyến đường hư hỏng nghiêm trọng. Đến 12h cùng ngày, lực lượng chức năng mới dọn dẹp xong khu vực bị sạt lở, chính thức thông tuyến Quốc lộ 34, đoạn qua xã Yên Định.

Sáng 15/7, chị Duy bắt xe khách về nhà, dự định đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang thăm hỏi các hành khách gặp nạn điều trị tại đây. Trước đó, chị đã nhờ người thân viếng các nạn nhân xấu số.

"Đó là lần đầu, cũng là lần cuối tôi gặp các nạn nhân, chưa từng nói chuyện với ai. Cũng chưa bao giờ, tôi lên một chuyến xe mà trong lòng mơ hồ như thế", chị Duy nhớ lại.

Rạng sáng 13/7, mưa lớn gây sạt lở hơn 50.000 m3 đất tại xã Yên Định, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. Thời điểm này, ô tô khách của Hợp tác xã vận tải Hồng Hạnh chạy tuyến Hà Giang đi Bảo Lâm (Cao Bằng), qua điểm sạt lở tại Km11 Quốc lộ 34 thì bị mắc kẹt.

Sau đó, một ô tô 7 chỗ khác đi đến, 3 người xuống hỗ trợ xe khách. Đúng lúc này xảy ra sạt lở, xe khách cùng 3 người từ ô tô 7 chỗ xuống đều bị cuốn trôi.

Lực lượng chức năng tìm thấy 11 thi thể (8 người trên xe khách, 3 người trên ô tô 7 chỗ). 4 nạn nhân bị thương đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang.

Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Ông Đỗ Xuân Lâm luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu trong mỗi chuyến đi. Ảnh: L.V.N

U70 đạt giải “Vô lăng vàng”

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với nghề lái xe, ông Đỗ Xuân Lâm (SN 1960, trú tại tổ 4, phường Trà Bá, TP. Pleiku) luôn tâm niệm phía sau tay lái là hạnh phúc của rất nhiều gia đình.

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

(GLO)- Hiện nay, nhiều giếng đào và giếng khoan tại một số thôn, làng trong tỉnh Gia Lai bắt đầu cạn khiến người dân thiếu nước sinh hoạt. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã chuẩn bị các phương án hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiếu nước sinh hoạt hàng ngày.

Triển khai quyết định về Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

Gia Lai triển khai đề án Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành văn bản số 846/UBND-KGVX triển khai nội dung Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 20-2-2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm”.

Ông Nay Chin (ở giữa) tuyên truyền cho người dân về tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ảnh: M.P

Ông Nay Chin vì bình yên thôn, làng

(GLO)- Với uy tín của mình, ông Nay Chin (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện thường xuyên phối hợp với chính quyền, lực lượng an ninh cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động những người từng lầm lỡ theo “Tin lành Đê ga” quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.

Bà Rơ Ô H’Hieng-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ buôn Tul (xã Ia Broăi) hướng dẫn em Rơ Ô H’Tra học bài. Ảnh: R.H

Điểm tựa cho trẻ mồ côi

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, từ năm 2021 đến nay, Hội LHPN xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã tích cực triển khai hoạt động hỗ trợ trẻ mồ côi và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.