Năm 2021 sẽ kê đơn thuốc điện tử, hết cảnh bán thuốc tràn lan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Kê đơn thuốc điện tử sẽ khắc phục tình trạng tái bán các loại thuốc chỉ được bán khi có đơn, thống kê, phân tích việc kê đơn nhằm truy suất nguồn gốc và trách nhiệm.

 

Bên lề hội nghị khoa học Dược lâm sàng lần 2 tại Bệnh viện Bạch Mai ngày 26.6, TS Cao Hưng Thái - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, đề án đơn thuốc điện tử quốc gia do Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) thực hiện triển khai thí điểm tại Hà Tĩnh và Hưng Yên với phần mềm Đơn thuốc điện tử quốc gia.

Từ tháng 1.2021, việc kê đơn thuốc điện tử sẽ được mở rộng triển khai trên toàn quốc.

Theo đó, toàn bộ đơn thuốc đã kê của các cơ sở thực hiện thí điểm đều đã được gửi lên Đơn thuốc điện tử quốc gia và các cấp quản lý; các cơ sở cũng cũng nhận được đơn thuốc qua hệ thống điện tử và tiến hành bán thuốc theo đơn.

Kê đơn thuốc điện tử sẽ khắc phục tình trạng tái bán các loại thuốc chỉ được bán khi có đơn, đặc biệt là kháng sinh và thuốc kiểm soát đặc biệt; thống kê, tổng hợp, phân tích việc kê đơn nhằm truy suất nguồn gốc và trách nhiệm từng tổ chức, cá nhân trong trường hợp vi phạm và hỗ trợ công tác thanh kiểm tra.

Đồng thời, trên cơ sở dữ liệu của kho đơn thuốc có thể tạo ra báo cáo đánh giá đúng về hiện trạng sức khỏe của người dân cũng như các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế, đưa tới dự báo tình hình, xu hướng bệnh tật, nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân trong hệ thống khám chữa bệnh.

Với phần mềm này, người dân sẽ mua thuốc ở bất kỳ đâu trên lãnh thổ Việt Nam mà đảm bảo có đơn thuốc (bằng mã đơn của chính mình), hoặc có thể truy suất được bác sĩ đã kê đơn của mình, từ đó có thể kiến nghị phản hồi hoặc xin tái kê đơn.

Người dân cũng được cảnh báo về các loại thuốc phải tái kê đơn, thuốc kháng sinh, các loại thuốc cấm khác và được cảnh báo về các đơn thuốc quá hạn, cần phải tái khám…

Tuy nhiên, mỗi bệnh viện một phần mềm, không thống nhất, không đồng bộ. Riêng các bệnh viện hạng 2, 3, bệnh viện tuyến huyện, rất ít nơi sử dụng phần mềm kê đơn thuốc điện tử.

Mỗi bệnh nhân có một mã đơn thuốc của riêng mình, có thể trình mã này để mua thuốc tại tất cả nhà thuốc trên toàn quốc.

Theo TS Cao Hưng Thái, thực tế trong quá trình kê đơn cho bệnh nhân, có những bác sĩ ít cập nhật, không biết được tương tác giữa các thuốc dẫn đến nhiều trường hợp bệnh nhân sử dụng thuốc bị tai biến hoặc lạm dụng kê thực phẩm chức năng.

GS.TS Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai khẳng định: Hiện nay, mục tiêu hàng đầu của các cơ sở khám, chữa bệnh là nâng cao hiệu quả điều trị và an toàn người bệnh. Nhiều bệnh viện đã và đang thực hiện mô hình làm việc nhóm giữa bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng… và lấy tiêu chí người bệnh làm trung tâm. Điều này đã khẳng định vai trò của  dược sĩ lâm sàng trong công tác phối hợp điều trị như cung cấp thông tin thuốc, hỗ trợ bác sĩ kê đơn, lựa chọn thuốc tối ưu, theo dõi, phát hiện, xử trí các biến cố do thuốc xảy ra trên người bệnh để đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, hiệu quả và an toàn.

https://laodong.vn/xa-hoi/nam-2021-se-ke-don-thuoc-dien-tu-het-canh-ban-thuoc-tran-lan-815506.ldo
 

Theo Lệ Hà (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Năm 2025 là cao điểm 350 ngày đêm xóa nhà tạm, nhà dột nát

Năm 2025 là cao điểm 350 ngày đêm xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Đó là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp trực tuyến toàn quốc lần thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước vào chiều 12-1 để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.