Mẫu thẻ căn cước áp dụng từ 1.7 có điểm gì mới?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Công an ban hành mẫu thẻ căn cước mới, thay thế cho mẫu thẻ căn cước công dân đang thực hiện, áp dụng kể từ 1.7 tới đây.

Bộ Công an vừa ban hành thông tư 16/2024 quy định về mẫu thẻ căn cước và mẫu giấy chứng nhận căn cước. Thông tư có hiệu lực kể từ 1.7, cùng thời điểm với luật Căn cước.

Mặt trước của thẻ căn cước cấp cho người từ đủ 6 tuổi trở lên

Mặt trước của thẻ căn cước cấp cho người từ đủ 6 tuổi trở lên

Thẻ căn cước có gì mới?

Theo quy định tại thông tư, mẫu thẻ mới sẽ có tên là căn cước, thay cho căn cước công dân như hiện nay, nhằm phù hợp với quy định tại luật Căn cước (thay thế cho luật Căn cước công dân).

Về kích thước, hình dáng, thẻ căn cước cơ bản giống như thẻ căn cước công dân. Tuy nhiên, một số thông tin in trên mặt thẻ căn cước sẽ có thay đổi.

Trong đó, dòng chữ "căn cước công dân" đổi thành "căn cước". Mục "quê quán" đổi thành "nơi đăng ký khai sinh", "nơi thường trú" đổi thành "nơi cư trú". Chữ ký của cơ quan cấp thẻ đổi từ "Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, xã hội" thành "Bộ Công an".

Đặc biệt, theo đề xuất của Bộ Công an, trên mặt thẻ căn cước sẽ không còn các thông tin về đặc điểm nhân dạng, vân tay ngón trỏ trái và ngón trỏ phải.

Hai mục thông tin về "nơi đăng ký khai sinh" và "nơi cư trú" sẽ được chuyển sang mặt sau của thẻ căn cước, thay vì mặt trước của thẻ như hiện hành. Thời điểm cấp và thời điểm hết hạn của thẻ cũng được chuyển hết sang mặt sau, dễ theo dõi hơn.

Tương tự, mã QR code cũng được chuyển sang mặt sau của thẻ, thay vì mặt trước như hiện nay. Mã QR code này bao gồm các thông tin: số định danh cá nhân; họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi cư trú; ngày, tháng, năm cấp thẻ căn cước; số chứng minh nhân dân 9 số (nếu có); số định danh cá nhân đã hủy (nếu có); họ, chữ đệm và tên của cha, mẹ (đối với thẻ căn cước cấp cho công dân Việt Nam dưới 14 tuổi).

Với việc áp dụng mẫu thẻ căn cước mới kể từ 1.7, những thẻ căn cước công dân đã cấp trước thời điểm này có phải làm lại?

Theo quy định tại luật Căn cước, thẻ căn cước công dân đã được cấp trước ngày luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định. Trường hợp công dân có nhu cầu đổi từ thẻ căn cước công dân sang thẻ căn cước thì được cấp thẻ mới.

Theo quy định mới, trẻ dưới 14 tuổi cũng được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu

Theo quy định mới, trẻ dưới 14 tuổi cũng được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu

Trẻ sơ sinh được cấp thẻ căn cước mẫu riêng

Vẫn theo quy định tại luật Căn cước, kể từ 1.7, công dân Việt Nam dưới 14 tuổi cũng được cấp thẻ căn cước (cấp theo nhu cầu chứ không bắt buộc), thay vì phải đủ 14 tuổi trở lên như hiện nay.

Cũng từ quy định mới trên, công dân đã được cấp thẻ căn cước sẽ phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi; thay vì 25, 40 và 60 tuổi như hiện hành.

Để hướng dẫn chi tiết vấn đề trên, thông tư của Bộ Công an quy định 2 mẫu thẻ căn cước cho người từ 6 tuổi trở lên và người từ 0 - 6 tuổi.

Với người từ 6 tuổi trở lên, thẻ căn cước sẽ có quy chuẩn như đã đề cập ở trên. Với người từ 0 - 6 tuổi, thẻ căn cước sẽ có một số đặc điểm riêng biệt.

Theo đó, mặt trước của thẻ căn cước cấp cho người dưới 6 tuổi không có ảnh của người được cấp thẻ.

Việc mở rộng đối tượng cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi được kỳ vọng sẽ tích hợp nhiều loại giấy tờ vào thẻ, từ đó giúp tiết kiệm kinh phí cho Nhà nước trong việc cấp các loại giấy tờ này.

Đặc biệt, thẻ căn cước với ưu điểm nhỏ gọn, dễ bảo quản, tính bảo mật cao sẽ bảo đảm an toàn, đem lại nhiều thuận lợi, tiện ích cho người dân (nhất là trẻ em) trong việc đi lại cũng như học tập, khám chữa bệnh và các giao dịch dân sự khác.

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.