Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1.7

Trẻ dưới 6 tuổi được cấp thẻ căn cước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ ngày 1.7 sắp tới, khi luật Căn cước 2023 có hiệu lực, Bộ Công an sẽ triển khai cấp thẻ căn cước thay vì thẻ căn cước công dân như trước.

Một trong những điểm mới của luật Căn cước là sẽ cấp thẻ căn cước cho người trong độ tuổi từ 0 - dưới 6 tuổi.

Nếu theo luật Căn cước công dân (CCCD) trước đây thì công dân Việt Nam phải đủ từ 14 tuổi mới được cấp thẻ CCCD, nhưng với luật Căn cước có hiệu lực từ 1.7 tới, ngoài việc cấp thẻ căn cước (TCC) cho người từ đủ 14 tuổi trở lên thì công dân Việt Nam từ 0 - dưới 14 tuổi cũng được cấp TCC theo nhu cầu.

Không thu nhận thông tin sinh trắc học ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt với trẻ dưới 6 tuổi

Bộ Công an quy định mẫu TCC riêng cho công dân VN từ 0 - dưới 6 tuổi (không có thông tin sinh trắc ảnh mặt trên thẻ) và một mẫu thẻ cho các trường hợp từ 6 tuổi trở lên (có ảnh khuôn mặt trên thẻ).

Cụ thể, luật mới quy định mặt trước được in trên TCC cấp cho công dân từ 0 - dưới 6 tuổi gồm các thông tin: dòng chữ "CĂN CƯỚC", biểu tượng chip điện tử; số định danh cá nhân; họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch.

Mặt trước TCC cấp cho công dân VN từ đủ 6 tuổi trở lên gồm các thông tin: dòng chữ "CĂN CƯỚC"; biểu tượng chip điện tử; ảnh khuôn mặt của người được cấp TCC; số định danh cá nhân; họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch.

Còn mặt sau TCC cấp cho công dân VN từ 0 - dưới 6 tuổi và từ đủ 6 tuổi trở lên sẽ có các thông tin giống nhau gồm: nơi cư trú; nơi đăng ký khai sinh; chip điện tử; mã QR; ngày, tháng, năm cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; chữ "BỘ CÔNG AN".

Mặt trước thẻ căn cước cho công dân Việt Nam từ 0 - dưới 6 tuổi. ẢNH BỘ CÔNG AN

Mặt trước thẻ căn cước cho công dân Việt Nam từ 0 - dưới 6 tuổi. ẢNH BỘ CÔNG AN

Mặt sau thẻ căn cước của trẻ từ 0 - dưới 6 tuổi và từ 6 tuổi trở lên chứa thông tin giống nhau. ẢNH BỘ CÔNG AN
Mặt sau thẻ căn cước của trẻ từ 0 - dưới 6 tuổi và từ 6 tuổi trở lên chứa thông tin giống nhau. ẢNH BỘ CÔNG AN

Về trình tự, thủ tục đối với người dưới 6 tuổi thì người đại diện hợp pháp gồm: cha, mẹ hoặc người giám hộ thực hiện thủ tục cấp TCC trực tuyến trên cổng dịch vụ công. Với nhóm tuổi này khi làm TCC thì cơ quan quản lý căn cước sẽ không thu nhận thông tin sinh trắc học ảnh mặt, vân tay và mống mắt. Nếu trẻ em dưới 6 tuổi chưa đăng ký khai sinh thì người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp TCC khi đi đăng ký khai sinh trên cổng dịch vụ công, hoặc ứng dụng định danh quốc gia (VNeID) hoặc trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước.

Trường hợp người từ đủ 6 tuổi trở lên thì cha, mẹ hoặc người giám hộ phải đưa trẻ đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận đặc điểm nhân dạng và thông tin sinh trắc học (hình ảnh gương mặt, vân tay và mống mắt) như người từ đủ 14 tuổi trở lên khi thực hiện thủ tục cấp TCC.

Mặt trước thẻ căn cước cho công dân Việt Nam từ 6 tuổi trở lên. ẢNH BỘ CÔNG AN

Mặt trước thẻ căn cước cho công dân Việt Nam từ 6 tuổi trở lên. ẢNH BỘ CÔNG AN

Trả lời PV Thanh Niên, thượng tá Nguyễn Ngọc Hải, Phó trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC06) Công an TP.HCM, cho biết về trình tự, thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại TCC cơ bản kế thừa từ luật CCCD năm 2014, nhưng luật mới có điều chỉnh theo hướng rút gọn hơn; đó là cơ quan quản lý căn cước sẽ tự động trích xuất thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, khi công dân đến làm thủ tục. Người dân chỉ việc kiểm tra lại tờ khai đã được cán bộ trích xuất, in sẵn và ký xác nhận mà không phải tự kê khai. Còn việc lấy vân tay cũng được thực hiện bằng thiết bị điện tử, không phải lăn tay bằng mực nên việc đi làm TCC rất nhanh chóng, chính xác, thuận lợi.

Thẻ căn cước không thay thế giấy khai sinh

Đối với việc cấp TCC cho người dưới 14 tuổi, theo luật Căn cước 2023 sắp có hiệu lực, sẽ thực hiện theo nhu cầu và chỉ bắt buộc đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên.

PC06 Công an TP.HCM cho biết việc cấp TCC cho người dưới 14 tuổi phù hợp với quy định pháp luật về xuất nhập cảnh (hiện nay vẫn đang thực hiện cấp hộ chiếu, thị thực cho trẻ em mới khai sinh, có chụp ảnh khuôn mặt) và các quy định pháp luật khác có liên quan. Ngoài ra, cũng tương thích pháp luật của nhiều nước trên thế giới.

Thượng tá Hải nói TCC cấp cho người dưới 14 tuổi không thay thế cho việc cấp giấy khai sinh. UBND cấp xã vẫn thực hiện cấp giấy khai sinh cho người dân theo quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, việc sử dụng giấy khai sinh với kích thước tờ A4, dễ rách nát, hư hỏng, khó bảo quản và chỉ được cấp một lần trong suốt cuộc đời. Giấy này chỉ có các biện pháp bảo mật, chống làm giả sơ sài, lạc hậu, dễ bị làm giả và chứa rất ít thông tin nên sẽ gây rất nhiều khó khăn, bất tiện cho người dân.

"Trong khi đó, TCC với kích thước nhỏ gọn, chất liệu tốt, tính bảo mật, bảo an cao và còn có thể được tích hợp thêm rất nhiều thông tin khác theo nhu cầu của người dân, sẽ mang lại nhiều tiện ích trong việc đi lại (như đi máy bay, tàu hỏa…), học tập, khám chữa bệnh (như không cần phải mang theo thẻ bảo hiểm y tế, sổ tiêm chủng…), giáo dục, đi lại...", thượng tá Hải phân tích.

Những ai không phải đi làm lại thẻ căn cước?

Theo PC06 Công an TP.HCM, thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Công an, Công an TP.HCM đang từng bước chuẩn bị nhiều nội dung về phương tiện kỹ thuật, nhân sự, tuyên truyền… để từ 1.7 triển khai thực hiện cấp TCC cho công dân TP.HCM một cách có hiệu quả.

PC06 Công an TP.HCM cho biết người dân không buộc phải đổi TCC nếu CCCD của mình còn giá trị sử dụng ghi trên thẻ. Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày luật Căn cước có hiệu lực thi hành, được sử dụng đến hết ngày 31.12.2024.

Những trường hợp phải làm thủ tục cấp, đổi TCC gồm: công dân đủ 14 tuổi chưa từng được cấp TCC, thẻ CCCD (trình tự, thủ tục cấp cơ bản không thay đổi); công dân đã có thẻ CCCD nhưng hết thời hạn sử dụng. Trường hợp công dân dưới 14 tuổi, công dân có thẻ CCCD còn thời hạn sử dụng, sẽ được cấp TCC khi công dân đó có nhu cầu.

Các trường hợp mất thẻ, hư hỏng không sử dụng được, thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính; có sai sót về thông tin in trên TCC; xác lập lại số định danh cá nhân cũng phải cấp đổi, cấp lại TCC.

Riêng tại TP.HCM, người dân có thể đến cơ quan quản lý căn cước tại trụ sở PC06 Công an TP.HCM (địa chỉ 258 Trần Hưng Đạo, P.Nguyễn Cư Trinh, Q.1) và các cơ quan quản lý căn cước của công an các quận, huyện, TP.Thủ Đức nơi công dân cư trú. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ, cơ quan quản lý căn cước phải cấp, cấp đổi, cấp lại TCC, áp dụng trên toàn quốc, không phân biệt theo địa bàn cư trú của người dân.

Việc giải quyết thủ tục hành chính tại trụ sở PC06 Công an TP.HCM nhằm chia sẻ áp lực của công an cấp huyện, cấp xã trong việc cấp CCCD, tài khoản định danh điện tử, đặc biệt chuẩn bị triển khai cấp TCC từ ngày 1.7 tới.

Sẽ cấp 5 triệu thẻ căn cước cho trẻ từ 0 - 14 tuổi

Tính đến cuối năm 2023, Bộ Công an đã cấp hơn 83 triệu thẻ CCCD gắn chip. Riêng Công an TP.HCM, tính đến ngày 15.5.2024 đã thu nhận 7.893.353 hồ sơ cấp CCCD gắn chip điện tử, cấp 5.685.373 hồ sơ và kích hoạt thành công hơn 4,4 triệu hồ sơ tài khoản định danh điện tử.

Dự tính trong năm đầu tiên, Bộ Công an sẽ thực hiện cấp khoảng 15 triệu TCC bao gồm: 5 triệu thẻ cấp mới cho các trường hợp đủ 14 tuổi và các trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi có nhu cầu; 3 triệu thẻ đối với các trường hợp công dân bắt buộc phải đổi từ thẻ CCCD sang TCC do hết hạn sử dụng; 7 triệu thẻ đối với các trường hợp công dân có nhu cầu đổi từ thẻ CCCD sang TCC.

Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Ông Đỗ Xuân Lâm luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu trong mỗi chuyến đi. Ảnh: L.V.N

U70 đạt giải “Vô lăng vàng”

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với nghề lái xe, ông Đỗ Xuân Lâm (SN 1960, trú tại tổ 4, phường Trà Bá, TP. Pleiku) luôn tâm niệm phía sau tay lái là hạnh phúc của rất nhiều gia đình.

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

(GLO)- Hiện nay, nhiều giếng đào và giếng khoan tại một số thôn, làng trong tỉnh Gia Lai bắt đầu cạn khiến người dân thiếu nước sinh hoạt. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã chuẩn bị các phương án hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiếu nước sinh hoạt hàng ngày.

Triển khai quyết định về Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

Gia Lai triển khai đề án Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành văn bản số 846/UBND-KGVX triển khai nội dung Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 20-2-2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm”.

Ông Nay Chin (ở giữa) tuyên truyền cho người dân về tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ảnh: M.P

Ông Nay Chin vì bình yên thôn, làng

(GLO)- Với uy tín của mình, ông Nay Chin (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện thường xuyên phối hợp với chính quyền, lực lượng an ninh cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động những người từng lầm lỡ theo “Tin lành Đê ga” quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.

Bà Rơ Ô H’Hieng-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ buôn Tul (xã Ia Broăi) hướng dẫn em Rơ Ô H’Tra học bài. Ảnh: R.H

Điểm tựa cho trẻ mồ côi

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, từ năm 2021 đến nay, Hội LHPN xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã tích cực triển khai hoạt động hỗ trợ trẻ mồ côi và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.