Lực lượng cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Gia Lai hết lòng vì người dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hình ảnh những người lính Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) Công an tỉnh Gia Lai dầm mình dưới nước hay đội nắng nhiều giờ để thực hiện nhiệm vụ CNCH đã trở nên quen thuộc với người dân. Họ không quản ngại khó khăn, vất vả trong mỗi nhiệm vụ để xứng đáng với niềm tin mà Nhân dân đã gửi gắm.
Để ứng phó với những tình huống CNCH, Giám đốc Công an tỉnh thường xuyên quán triệt, chỉ đạo lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH ra sức tập luyện các phương án giả định. Việc này vừa giúp cán bộ, chiến sĩ nâng cao kỹ năng CNCH, vừa rèn luyện sức khỏe để sẵn sàng thực hiện những tình huống khó trong công tác. Trung tá Đậu Văn Huy-Phó Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và CNCH-chia sẻ: Qua công tác huấn luyện, thực tập phương án giúp cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị nâng cao nghiệp vụ, thuần thục các kỹ năng cứu nạn. Đồng thời, đơn vị thường xuyên sử dụng các phương tiện, kỹ thuật để đáp ứng tốt nhiệm vụ CNCH. Qua các vụ tìm kiếm, CNCH thời gian qua, chúng tôi cũng đã tích lũy những kinh nghiệm đáng quý trong thực hiện nhiệm vụ, đó là phải chủ động, linh hoạt trước các tình huống để công tác cứu nạn vừa đạt hiệu quả, vừa bảo vệ được sự an toàn của cán bộ, chiến sĩ.
Với tính chất công tác đặc thù, cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH thường xuyên phải đối mặt với nhiều vụ việc, tình huống, địa hình khác nhau như: tai nạn lao động, tai nạn giao thông, đuối nước trên sông, hồ, cứu người trong hỏa hoạn… Dù ở môi trường nào, họ cũng phải chạy đua với thời gian để bằng mọi cách tìm kiếm, giành lại sự sống cho nạn nhân hoặc tích cực tìm kiếm thi thể nạn nhân một cách nhanh và an toàn nhất để người thân vơi bớt nỗi đau.
Điển hình như vụ 3 cha con bị nước lũ cuốn trôi xảy ra ngày 24-9-2021 tại huyện Mang Yang. Khoảng 16 giờ hôm đó, anh Lưu Đình Quỳnh (34 tuổi, trú tại làng Toak, xã Kon Chiêng, huyện Mang Yang) chở theo 2 con nhỏ đến thăm người nhà tại làng Tar. Đến 21 giờ cùng ngày, anh chở 2 con về nhà, khi qua suối Pờ Yầu thì bị nước lũ cuốn trôi. 10 giờ ngày hôm sau, một số người dân đi câu cá phát hiện xe máy của anh Quỳnh nằm giữa suối nên tổ chức tìm kiếm thì phát hiện thi thể anh này. Nhận tin báo, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH đã cử 20 cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường tìm kiếm các nạn nhân còn lại. Nước từ thượng nguồn đổ về ngày một lớn nên công tác tìm kiếm gặp nhiều khó khăn. 3 ngày liền dầm mình dưới dòng nước lũ, cuối cùng, lực lượng CNCH đã tìm được các nạn nhân và bàn giao cho gia đình mai táng. Trung tá Lương Anh Sơn-Đội trưởng Đội Cảnh sát Chữa cháy và CNCH khu vực An Khê-cho biết: “Tìm kiếm được các nạn nhân, cán bộ, chiến sĩ đều rất mệt. Chứng kiến cảnh tang thương, anh em chúng tôi tâm lý rất nặng nề. Những lúc như thế, chúng tôi động viên nhau kìm lại cảm xúc vì phía trước còn những khó khăn không thể lường trước được”.
Lực lượng CHCN thực hiện phương án vượt xuyên để cứu 3 người mắc kẹt trên sông Ba. Ảnh: Hữu Trường
Lực lượng cứu nạn cứu hộ thực hiện phương án vượt xuyên để cứu 3 người mắc kẹt trên sông Ba. Ảnh: Hữu Trường
Cứu sống được nạn nhân trong các vụ tai nạn, đuối nước hay mắc kẹt trên sông, suối… là niềm vui, hạnh phúc của những người lính CNCH. Với phương châm “Tìm cái còn trong cái mất”, khi tiếp nhận những vụ việc, các anh không quản ngại khó khăn, vất vả, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ tính mạng, tài sản cho Nhân dân. Điển hình như việc cứu 3 người mắc kẹt giữa dòng sông Ba hung dữ tại thị trấn Kông Chro ngày 9-11 vừa qua. Sáng hôm đó, các anh Nguyễn Văn Nhơn (37 tuổi), Nguyễn Văn Sỹ (27 tuổi), Nguyễn Thành Luân (31 tuổi, cùng trú tại thị trấn Kông Chro) rủ nhau đi câu cá trên sông Ba. Do mưa lớn ở thượng nguồn, nước lên nhanh và hồ chứa nước của thủy điện Đak Srông xả lũ nên họ bị kẹt giữa dòng nước chảy xiết. Trong giây phút sinh tử, các nạn nhân, người thân và hàng trăm người dân chứng kiến vụ việc đã gửi trọn niềm tin vào những người lính CNCH.
Từ đầu năm đến nay, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH đã tổ chức 17 vụ CNCH nạn nhân bị đuối nước, lũ cuốn, rơi xuống giếng, tai nạn giao thông. Qua đó, đơn vị đã tìm vớt được 17 thi thể nạn nhân; cứu được 3 người gặp nạn.
Phương án vượt xuyên đã được đơn vị sử dụng để cứu các nạn nhân. Tuy nhiên, do nước lớn dội vào đá gây tiếng ồn lớn nên sự phối hợp, liên lạc giữa lực lượng CNCH với nạn nhân khó khăn. Bên cạnh đó, do đêm tối hạn chế tầm nhìn nên việc cứu nạn mất nhiều thời gian. Thế nhưng, với sự dũng cảm, mưu trí trong quá trình thực hiện phương án cứu nạn, lực lượng CNCH  đã lần lượt cứu các nạn nhân lên bờ an toàn. Chị Nguyễn Thị Tường Vĩ (vợ anh Nhơn) xúc động: “Khi vào hiện trường, tôi thấy nước chảy quá mạnh. Thâm tâm tôi nghĩ, chồng mình khó thoát khỏi cái chết. Nhưng thật may mắn, chồng tôi được cứu sống. Tôi rất cảm ơn các lực lượng đã cứu sống chồng tôi và 2 đứa em cùng xóm”. 
Nói về công tác phòng-chống thiên tai và CNCH trên địa bàn thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên-Trưởng ban Chỉ đạo phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh-đề nghị: “Để phòng ngừa, hạn chế những vụ tai nạn đáng tiếc, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các ban, ngành, đoàn thể phải cùng vào cuộc làm tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, không chủ quan trước những tình huống nguy hiểm. Đồng thời, tập trung chỉ đạo các đơn vị chức năng tổ chức tập huấn cho lực lượng CNCH tại chỗ. Các địa phương cũng cần chủ động phối hợp diễn tập các phương án CNCH; thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” trong phòng-chống thiên tai và CNCH, góp phần hạn chế thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra cũng như do sự chủ quan của người dân dẫn đến những vụ việc đáng tiếc”.
HỮU TRƯỜNG

Có thể bạn quan tâm

Chị Nay H’Uôn (thứ 2 từ phải sang, buôn Ji, xã Krông Năng) cùng 4 người bạn vui mừng vì đã sẻ chia giọt máu hồng, trao thêm cơ hội được cứu sống cho các bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

Hạnh phúc khi được sẻ chia giọt máu hồng

(GLO)- Đông đảo tình nguyện viên huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã tham gia buổi hiến máu tình nguyện vào sáng 28-6. Với họ, hiến máu không chỉ giúp phục vụ tốt hơn công tác cứu chữa bệnh nhân mà còn lan tỏa thông điệp nhân văn vì cộng đồng.

Thắp lửa yêu thương từ căn bếp nhỏ

Thắp lửa yêu thương từ căn bếp nhỏ

(GLO)- Đều đặn 4 giờ 30 phút sáng mỗi ngày, các thành viên của nhóm Bếp Thiện Nguyện Gia Lai (số 56A, đường Tôn Thất Tùng, TP. Pleiku) lại nhóm lửa nấu nướng và trao từng suất cơm, cháo nóng đến tận tay những mảnh đời kém may mắn.

Gia Lai: Gần 91,5% số nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã hoàn thành

Gia Lai: Gần 91,5% số nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã hoàn thành

(GLO)- Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai, tính đến chiều 26-6, toàn tỉnh đã khởi công xây mới và sửa chữa 8.090 căn nhà (đạt 99,88% so với kế hoạch), trong đó xây mới 6.575 căn và sửa chữa 1.515 căn. Đến nay, toàn tỉnh có 7.406 căn nhà đã hoàn thành, đạt 91,43%.

Quang cảnh lễ bàn giao nhà Đại đoàn kết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường Chi Lăng. Ảnh: R.H

Niềm vui trong căn nhà Đại đoàn kết

(GLO)- Hơn 1 tháng thi công, 8 căn nhà Đại đoàn kết do Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Chi Lăng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với các đơn vị hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành và bàn giao cho các hộ khó khăn trên địa bàn vào chiều ngày 25-6. 

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

null