Lớp học đặc biệt tại Đê Chơ Gang

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- “Khi ông mặt trời đi ngủ/Mẹ đến lớp, bên ánh đèn/Bản làng em rộn vang tiếng hát”. Có một lớp học đặc biệt như lời hát diễn ra hàng đêm ở làng Đê Chơ Gang (xã Phú An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai). Cả thầy và trò cũng rất đặc biệt khi cô là công chức xã, còn trò là những phụ nữ Bahnar học làm mẹ, làm bà trước khi học con chữ.
Lớp học của cô Phúc
Khi ánh điện bắt đầu sáng lên dưới những nóc nhà sàn ở làng Đê Chơ Gang, ở các ngả đường lác đác bóng dáng những phụ nữ Bahnar đi bộ tới điểm trường làng. Có người dẫn theo con nhỏ, có người bà địu theo cháu. Đúng 19 giờ, gần 20 phụ nữ ở nhiều độ tuổi khác nhau đã có mặt đông đủ trong lớp học xóa mù chữ do cô Nguyễn Thị Phúc phụ trách. Những em bé theo mẹ đến lớp nhẩn nha chơi ngoài hành lang hoặc nhìn qua khe cửa xem mẹ học tiếng Việt với sự tò mò, thích thú.
Cô Phúc hiện là công chức Tuyên giáo-Dân vận xã Phú An. Mặc dù đang nuôi con nhỏ nhưng cô Phúc xung phong phụ trách lớp xóa mù chữ đầu tiên của xã Phú An. Tốt nghiệp Khoa Sư phạm (Đại học Quy Nhơn), cô Phúc có kỹ năng sư phạm để giúp chị em tiếp cận với mặt chữ. Tuy vậy, cô cũng có những khó khăn riêng. “Lớp học tổ chức vào buổi tối nên tôi phải theo thời gian biểu đó. Để lên lớp vào các buổi tối thứ hai, ba, tư, chồng tôi phải giúp vợ chăm con. Con nhỏ thường đòi mẹ nên nhiều hôm đi dạy nghe tiếng con khóc cũng không tránh khỏi nóng ruột. Bù lại, niềm vui lớn nhất của tôi là chứng kiến các chị tiến bộ từng ngày. Thấy các chị học hỏi nhanh và ngày càng mạnh dạn, tự tin, tôi coi đó là niềm vui của mình để có thêm động lực”-cô Phúc chia sẻ.
Bà Nguyễn Thị Phúc-công chức Tuyên giáo-Dân vận xã Phú An tình nguyện đứng lớp xóa mù chữ cho phụ nữ làng Đê Chơ Gang. Ảnh: Hoàng Ngọc
Bà Nguyễn Thị Phúc-công chức Tuyên giáo-Dân vận xã Phú An tình nguyện đứng lớp xóa mù chữ cho phụ nữ làng Đê Chơ Gang. Ảnh: Hoàng Ngọc
Sau 1 tháng tham gia lớp học, chị Đinh Thị Dư đã thuộc bảng chữ cái, viết được tên mình, tên con. Chị Dư kể: “Trước đây, có lần con mình đau phải đưa đi bệnh viện, lúc bác sĩ đưa hồ sơ giấy tờ để ký tên, mình không biết chữ nên rất xấu hổ. Vì vậy, khi xã mở lớp học mình đăng ký tham gia và quyết tâm phải học bằng được. Hôm vừa rồi đưa con đi bệnh viện, mình có thể ký tên vào giấy tờ, vui không thể diễn tả hết cảm giác lúc đó”. Chị Dư cho biết thêm, nhờ cô giáo Phúc dạy rất tỉ mỉ, dễ hiểu nên các chị tiếp thu bài học nhanh. Buổi học nào cô giáo cũng giao bài tập về nhà, tối nào không tới lớp chị thường ở nhà tập đọc, luyện viết chữ.
Trong khi đó, chị Đinh Thị Nhút tiến bộ nhanh nhất lớp nhờ vừa học từ cô Phúc, vừa học từ con. Ngoài giờ học trên lớp, chị còn nhờ con gái chỉ thêm mặt chữ, ghép vần. Ước mơ biết chữ của chị Nhút đang dần trở thành hiện thực, mang theo bao khát vọng của người mẹ trẻ này. Chị chia sẻ: “Mình phải biết chữ để còn hiểu con cái nữa. Lúc chưa biết chữ, thấy con ngồi học bài, nắn nót viết chữ mà mình không biết con đang học gì, viết chữ gì, thấy rất buồn. Giờ mình có thể cùng học với con, sau này có thể dạy cho con nữa”.
Nhận xét về những học trò đặc biệt, cô Nguyễn Thị Phúc cho biết: “Các chị rất khao khát được học chữ và có quyết tâm rất cao. Chị Nhút hầu như không vắng học buổi nào, luôn làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp nên có thể nhìn thấy sự tiến bộ rõ rệt từng ngày”.
Nhân rộng mô hình
Chị Bùi Thị Minh Dương-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Phú An-cho biết: “Khi nghe xã mở lớp xòa mù chữ tại làng Đê Chơ Gang, nhiều chị em rất hào hứng đăng ký tham gia. Nhiều chị đã lớn tuổi, ngày đi làm mệt nhưng tối vẫn đều đặn tới lớp, kể cả những hôm trời mưa. Biết đọc, biết viết tiếng phổ thông giúp các chị tự tin, mạnh dạn hơn khi trao đổi, phát biểu ý kiến trong các buổi sinh hoạt chi hội”.
Phụ nữ Bahnar tự tin hơn nhờ biết đọc, biết viết tiếng phổ thông. Ảnh: Hoàng Ngọc
Quang cảnh một buổi học của chị em phụ nữ xã Phú An. Ảnh: Hoàng Ngọc
Theo bà Nguyễn Thị Liên-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Đak Pơ: Sau lớp học này, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện sẽ tổng kết, đánh giá để tiếp tục mở thêm các lớp xóa mù chữ cho phụ nữ Bahnar ở các xã Ya Hội, Yang Bắc. “Nhằm duy trì lớp học xóa mù chữ ở làng Đê Chơ Gang, chúng tôi đã vận động sự hỗ trợ của các Mạnh Thường Quân, tình nguyện viên. Để nhân rộng mô hình lớp học tại các xã trong thời gian tới, chúng tôi mong muốn được sự phối hợp giúp đỡ của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên để có đủ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đủ trình độ chuyên môn. Đây cũng là hình thức tiếp sức cho phụ nữ, giúp họ xóa mù chữ là giúp họ tự tin hơn. Xa hơn còn có ý nghĩa giúp các chị học hỏi kiến thức, biết tính toán, tiếp cận với khoa học kỹ thuật để áp dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, tự tin hơn về nuôi dạy con cái, tích cực tham gia các hoạt động của Hội”-bà Liên đề xuất.
Cô Nguyễn Thị Phúc sau quá trình phụ trách lớp học cũng có một số lưu ý để tổ chức hiệu quả hơn mô hình này: “Vấn đề lớn nhất ở đây là tạo tâm lý thoải mái cho hội viên phụ nữ. Lớp học thường có những chị hoàn toàn mù tiếng Việt nhưng cũng có chị bập bõm được vài chữ. Những chị không biết chữ thường có tâm lý tự ti, mặc cảm ngại phát biểu, không mạnh dạn hỏi nên khó tiến bộ. Do đó, khi tổ chức lớp học cần phân từng nhóm riêng, có cách dạy riêng và động viên, khích lệ kịp thời đối với những người học chăm chỉ, chuyên cần”.
HOÀNG NGỌC
 
 

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

(GLO)- Sáng 20-11, đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Võ Thị Bảo Ngân-Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh làm Trường đoàn đã giám sát 2 thôn, làng của xã Chư Don và làm việc với UBND huyện Chư Pưh về công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.