Lớn lên trong yêu thương của người lính quân hàm xanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cha qua đời khi cô bé Rơ Lan Hi (làng Goòng, xã Ia Púch, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) mới 2 tuổi. Nhà đông anh em, cuộc sống gia đình khó khăn, đường tới trường của Hi tưởng chừng bỏ dở. Thế nhưng, nhờ tình thương yêu của những người lính Đồn Biên phòng Ia Púch, Rơ Lan Hi đã chuẩn bị bước vào lớp 8.
Năm 2019, Đồn Biên phòng Ia Púch nhận em Rơ Lan Hi làm con nuôi của đơn vị. Do Đồn ở xa trường học nên em được bố trí ăn ở tại Đội Công tác địa bàn để thuận tiện tới trường. Ở đây, em được bố trí 1 phòng riêng để sinh hoạt và học tập. Hàng ngày, ngoài việc ăn ở, đưa đến trường, em còn được cán bộ, chiến sĩ dành thời gian hướng dẫn việc học. Vượt qua những buổi đầu bỡ ngỡ, giờ đây, mọi sinh hoạt, tác phong của cô bé 13 tuổi đã thành thục, nền nếp giống hệt một chiến sĩ thực thụ.
Hiện nay, Hi chuẩn bị bước vào lớp 8 Trường Tiểu học và THCS Phù Đổng (xã Ia Púch). Rơ Lan Hi chia sẻ: “Con ở đây có các bố chăm lo, chỉ bảo từng việc một; tối còn dạy con ôn bài để chuẩn bị cho năm học mới. Ngày nghỉ hè, con thường giúp các bố quét dọn nhà, chăm sóc đàn gà. Thi thoảng, các bố đưa về thăm gia đình”.
Em Rơ Lan Hi ăn cơm cùng với các bố nuôi ở Đồn Biên phòng Ia Púch. Ảnh: Thiên Thanh
Em Rơ Lan Hi ăn cơm cùng với các bố nuôi ở Đồn Biên phòng Ia Púch. Ảnh: Thiên Thanh
Như hiểu được công lao của những người lính mang quân hàm xanh đã nuôi dưỡng mình, không cần ai nhắc, cứ đến giờ, em cũng ra vườn cùng các bố tăng gia sản xuất. Việc nặng thì không làm được, nhưng hái rau, cắt cỏ, cho gà ăn thì em làm khá thành thạo. “Nhiều lúc thấy cháu ra chăm vườn rau, chúng tôi bảo vào học bài hoặc đi chơi nhưng cháu không đồng ý. Cháu Hi còn cương quyết: “Con muốn làm việc theo các bố để sau này việc gì cũng thành thạo, cũng giỏi như các bố”-Thiếu tá Phan Công Thắng-Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Ia Púch-vui vẻ nói.
Khi chưa nhận làm con nuôi thì thành tích học tập của em Hi chỉ đạt trung bình. Thế nhưng, qua bàn tay chăm sóc, dạy dỗ của những người lính Biên phòng, năm học vừa qua, em đạt học sinh tiên tiến. Đánh giá về cô học trò đặc biệt của mình, thầy Phan Thanh Tiến-Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Phù Đổng-cho biết: “Rơ Lan Hi có học lực khá và rất sôi nổi trong học tập. Từ ngày được nhận làm con nuôi của Đồn Biên phòng Ia Púch, em có kỷ cương, nền nếp rất tốt so với các bạn trong lớp”.
Trò chuyện với chúng tôi, Đại úy Puih Đức-Đội trưởng Đội Vận động quần chúng-chia sẻ: “Ai mất đi người thân cũng sẽ cảm thấy hụt hẫng. Để chia sẻ mất mát ấy, tất cả cán bộ trong đơn vị đều coi em như con ruột của mình. Lúc mới nhận nuôi thì em có vẻ e dè nhưng dần dần nhớ tên tất cả mọi người trong đơn vị. Bây giờ, mọi công việc như giặt quần áo, xếp mền mùng, tự chăm sóc bản thân em đã làm được hết”.
Rơ Lan Hi (cầm cuốc) chăm sóc vườn rau. Ảnh: Thiên Thanh
Em Rơ Lan Hi dùng cuốc xới đất, chăm sóc vườn rau. Ảnh: Thiên Thanh
Tranh thủ ngày cuối tuần, Đại úy Puih Đức lại chở Rơ Lan Hi về thăm gia đình. Trong căn nhà khoảng 40 m2, bà Rơ Lan Blênh-mẹ của Hi đang chuẩn bị bữa cơm trưa. Nhìn con trong bộ quần áo mới, người mẹ nghèo rơm rớm nước mắt: “Gần 3 năm rồi, các anh bộ đội Biên phòng nhận nuôi con mình. Nếu không có các anh chắc con đã bỏ học. Mình luôn dặn con phải lễ phép, nghe lời các bố, học thật tốt để sau này có việc làm ổn định. Mình tin rằng con lớn lên trong môi trường quân đội sẽ vững vàng hơn trong tương lai”.
Không chỉ nhận Rơ Lan Hi làm con nuôi, Đồn Biên phòng Ia Púch còn nhận “Nâng bước cho em tới trường” cho 3 em có hoàn cảnh khó khăn. Những ngày nghỉ học, các em thường đến đơn vị để thăm các bố. Cũng theo Thiếu tá Phan Công Thắng: “Đơn vị luôn coi các em như con của mình. Đặc biệt với Rơ Lan Hi, chúng tôi phân công cán bộ kèm cặp, giúp đỡ. Mỗi cán bộ trong đơn vị hàng tháng đều đóng góp một phần kinh phí để hỗ trợ việc ăn học của em. Chúng tôi quyết tâm sẽ nuôi em ăn học đến nơi đến chốn, mong em cố gắng học tập để sau này trở thành người có ích cho xã hội”.
THIÊN THANH

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.