Lập xuân 2025 là ngày nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lập xuân là tiết khí đầu tiên trong năm, ngày Lập xuân ở khía cạnh nào đó có thể coi là thời điểm bắt đầu năm mới, vậy Lập xuân 2025 là ngày nào?

24 tiết khí hàng năm gồm: Tiết Lập xuân, tiết Vũ thủy, tiết Kinh trập, tiết Xuân phân, tiết Thanh minh, tiết Cốc vũ, tiết Lập hạ, tiết Tiểu mãn, tiết Mang chủng, tiết Hạ chí, tiết Tiểu thử, tiết Đại thử, tiết Lập thu, tiết Xử thử, tiết Bạch lộ, tiết Thu phân, tiết Hàn lộ, tiết Sương giáng, tiết Lập đông, tiết Tiểu tuyết, tiết Đại tuyết, tiết Đông chí, tiết Tiểu hàn và tiết Đại hàn.

Lập xuân là tiết khí đứng đầu tiên, đánh dấu thời điểm trời đất chuyển sang một chu kỳ mới, vạn vật bắt đầu sinh sôi nảy nở. Đây cũng là lúc con người chuẩn bị cho nhiều hoạt động quan trọng của năm mới.

Lập xuân 2025 là ngày nào?

Lạp xuân mang ý nghĩa là "bắt đầu mùa xuân". "Lập" có nghĩa là điểm khởi đầu, sự bắt đầu, còn "xuân" là tên mùa đầu tiên trong bốn mùa của một năm. Lập xuân thường diễn ra vào đầu tháng 2 Dương lịch. Cụ thể, tiết Lập xuân thường rơi vào ngày 3/2 hoặc ngày 4/2 sau khi kết thúc tiết Đại hàn, tùy theo từng năm.

Tiết Lập xuân 2025 sẽ bắt đầu vào ngày 3/2 và kết thúc vào ngày 17/2. Ngày Lập xuân là ngày đầu tiên của tiết Lập xuân, như vậy ngày Lập xuân 2025 chính là 3/2/2025 (tức ngày 6/1 năm Ất Tỵ).

1-lap-xuandd.jpg
Lập xuân 2025 nhằm vào mùng 6 Tết Ất Tỵ. (Ảnh chụp màn hình)

Ngày Lập xuân được xác định dựa trên sự thay đổi vị trí của Trái đất trong chu kỳ chuyển động theo quỹ đạo xung quanh Mặt trời. Nếu tính điểm Xuân phân là gốc - khi kinh độ Mặt trời bằng 0 thì vị trí của điểm Lập xuân là kinh độ Mặt trời bằng 315 độ.

Đây là thời điểm bắt đầu có sự tăng lên của ánh sáng và nhiệt độ, báo hiệu một chu kỳ sinh học mới bắt đầu. Những thay đổi này tác động mạnh mẽ đến hệ sinh thái tự nhiên, từ việc ra hoa, đâm chồi của thực vật đến hoạt động sinh sôi của động vật.

Đặc điểm của tiết Lập xuân

Khi tiết Lập xuân đến, nhiệt độ có xu hướng gia tăng nhẹ. Đây là thời điểm giao mùa từ mùa đông sang xuân nên mặc dù vẫn còn chút hơi lạnh sót lại, nhìn chung thời tiết bắt đầu ấm áp hơn, dễ chịu hơn so với những ngày đông rét buốt.

Vào tiết Lập xuân, cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc, hoa lá đua nhau khoe sắc. Đây là khoảng thời gian mà nhiều loài hoa như hoa mai, hoa đào nở rộ, báo hiệu mùa xuân đã về. Cảnh sắc thiên nhiên trở nên sống động và tươi mới, mang lại cảm giác hứng khởi và tràn đầy sức sống.

lap-xuan-dai-dien.jpg
Lập xuân là thời điểm cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc. (Ảnh minh họa: Minh Đức)

Nhiều loài động vật bắt đầu hoạt động sau những tháng nghỉ đông dài. Chim muông bắt đầu quay lại và hót vang khắp nơi, tô điểm thêm cho không khí xuân thêm phần sống động.

Ở nhiều quốc gia châu Á, tiết Lập xuân trùng hoặc rất gần với Tết Nguyên Đán, lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm. Đây là dịp để người dân tề tựu, sum họp bên gia đình, bạn bè, thực hiện các nghi lễ cầu may mắn, sức khỏe và thịnh vượng cho năm mới. Trong dịp này, người dân thường tổ chức nhiều hoạt động truyền thống như múa lân, bắn pháo hoa, tổ chức các trò chơi dân gian và các bữa tiệc.

Thời tiết Lập xuân vẫn còn khá lạnh, độ ẩm không khí cao nên con người vẫn dễ ốm. Do đó, mọi người nên mặc ấm để bảo vệ sức khỏe, tránh để mình bị ướt những hôm mưa rét, dẫn đến cảm lạnh.

Thời tiết nồm ẩm cũng khiến nhà cửa, đồ đạc dễ phát sinh nấm mốc, vi khuẩn phát triển mạnh. Bạn cần giữ vệ sinh thật tốt, có thể bật điều hòa hoặc máy hút ẩm trong những ngày nồm để giữ môi trường khô ráo.

Theo Nhật Thùy (VTC News)

Có thể bạn quan tâm

Chị Trần Diễm Trinh trong một buổi học vẽ để cân bằng cảm xúc

Cảnh giác với hội chứng trầm cảm cười

(GLO)- Với “lá chắn cảm xúc” dựng nên từ sự vui vẻ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, thậm chí hoàn thành tốt công việc, một số người đã khiến không ít người xung quanh bất ngờ khi biết họ rơi vào rối loạn trầm cảm kéo dài trước đó.

Con trăn gấm trong Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku) đã được đưa về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh để chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: N.D

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

(GLO)- Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã tự nguyện giao nộp nhiều cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm để các cơ quan chuyên môn chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Đây là hành động chung tay bảo vệ động vật hoang dã, góp phần bảo tồn loài gắn với đa dạng sinh học.

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

(GLO)- Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, mùa khô 2024-2025, nắng nóng kéo dài gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất và nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Liên quan đến vấn đề này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.

Đứng về phía người nghèo

Đứng về phía người nghèo

(GLO)- Trong nhiều nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi phải hoàn thành trong năm 2025, Trung ương tập trung tháo gỡ kịp thời điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc phát sinh và phát động các phong trào thi đua. 

Pleiku khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát

Pleiku khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Cùng với cả nước, TP. Pleiku đã và đang huy động nhiều nguồn lực tập trung triển khai thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên địa bàn với tinh thần khẩn trương, phấn đấu hoàn thành trước ngày 30-4-2025.

Mang Yang phát huy vai trò đội ngũ hòa giải viên cơ sở

Mang Yang phát huy vai trò đội ngũ hòa giải viên cơ sở

(GLO)- Bằng uy tín, kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình, đội ngũ hòa giải viên ở huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã kịp thời giải quyết nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong dân, góp phần giữ gìn sự đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng và bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.