Mùa xuân vào khoảng tháng 4, tháng 5, Hà Lan khoác lên mình tấm áo rực rỡ của hàng triệu đóa tulip vào mùa nở rộ, và Amsterdam chính là cửa ngõ lý tưởng để bạn bắt đầu hành trình khám phá vẻ đẹp say đắm lòng người này.
(GLO)- Tầm xuân đã trở thành cái tên rất quen thuộc với chúng ta, nằm lòng như mấy câu lục bát: “Trèo lên cây bưởi hái hoa/Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân/Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc/Em có chồng anh tiếc lắm thay”.
(GLO)- Trời nhè nhẹ dần ấm lên theo bước đi chầm chậm của mùa xuân. Ai cũng có cảm giác ngày tháng thênh thênh dài rộng hẳn ra, dù mỗi ngày vẫn chừng ấy giờ đồng hồ.
(GLO)- Như một câu thơ bất chợt ngân lên, rồi líu ríu theo chúng tôi suốt cả chặng hành trình, khi mùa xuân đang ở độ thật đầy đặn, thật viên mãn: Mùa xanh vào giêng hai.
(GLO)- Mùa xuân có muôn vàn con đường mở ra trước mắt. Mới hôm nào giá rét đẩy ta đến bờ sông sụt lở, thấy bi quan, lo lắng thì giờ đây, mùa xuân như bến mơ, có con đò sẵn đợi.
(GLO)- Mùa xuân bên dòng Ba (đoạn qua xã Ia Rmok, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) thật đẹp. Sáng sớm tinh mơ, mặt sông như làn khói phủ. Sương bay lãng đãng theo cơn gió nhẹ phả vào bờ rồi lẫn vào màu xanh cây cỏ, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, hữu tình...
(GLO)- Tôi đi cùng chiều trên cánh đồng tươi xanh và mềm mượt cỏ. Bàn chân, ánh mắt và cả tâm hồn đều chạm vào sắc màu của loài cỏ biếc. Tôi nghiêng xuống thật gần, nghe mùa thức dậy căng đầy và xôn xao niềm nhớ.
(GLO)- Cùng bánh chưng, chả giò, nem, thịt heo… được gửi từ đất liền thì những vườn rau xanh mướt giữa trùng khơi càng làm cho bữa ăn ngày Tết của lính nhà giàn DK1 thêm đủ đầy, đầm ấm sắc xuân.
(GLO)- Chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 ở phố núi Pleiku ngập tràn sắc màu rực rỡ với đủ các loại hoa. Người dân đến đây không chỉ mua sắm mà còn để ngắm hoa và đón không khí Tết đã cận kề.
(GLO)- Cận Tết, những chuyến xe chở hoa càng hối hả để kịp mang mùa Xuân đến với mọi nhà. Không khí Tết cổ truyền vì thế cũng thêm rộn ràng khắp phố phường của TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai).
(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...
(GLO)- Trong những ngày đông giá lạnh, có lẽ mọi người ai cũng đều ngóng trông chút nắng vàng sưởi ấm. Và khi xuân về, lòng người hân hoan gợi nhớ nàng thơ.
(GLO)- Tây Nguyên bước vào mùa khô với bầu trời trong vắt, gió lùa qua thảo nguyên và từng đám mây nhẹ trôi. Trên những đỉnh núi của cao nguyên bạt ngàn nắng gió, mùa xuân sắp chạm ngõ với tấm áo mới rạng ngời.
(GLO)- Rồi thời gian cũng sớm vẫy mùa xuân trở lại. Tôi đoán thế khi đang đứng ở hành lang một dãy phòng học nhìn ra buổi sáng mà mọi vật như còn bỡ ngỡ với “cơn nắng se ngang trời đông”. Như thể ngày hôm qua và cả hôm kia nữa, chưa hề gió lạnh.
Mùa xuân là mùa của sự sống và hồi sinh. Theo y học cổ truyền, nên lựa chọn các thực phẩm theo mùa tốt cho sức khỏe, ưu tiên thực phẩm màu xanh, thức ăn có vị ngọt, cay, hạn chế ăn chua.
Trong khi nhiều người được sum vầy, đoàn viên cùng người thân, gia đình mỗi dịp Tết đến, thì những người làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng ở Gia Lai vẫn đang ngày đêm túc trực để giữ màu xanh của rừng.
(GLO)- Hôm mùng 8-3, tôi nhận một tin nhắn chúc mừng kèm hình ảnh một chùm hoa bưởi. Lòng chợt xao xuyến, bâng khuâng, không phải vì người gửi tin ấy mà vì chùm hoa bưởi đã làm sống dậy những ngày rất xa.
(GLO)- Tác phẩm của nhà thơ Dương Kỳ Anh luôn giàu suy tưởng. “Mùa xuân” là một bài thơ như thế. Con người chúng ta, đôi khi chỉ cần thay đổi góc nhìn sẽ đem lại những cảm xúc hoàn toàn khác. Ví như, nếu cứ “thắt nút” sẽ càng thêm mỏi mệt, chỉ cần mở ra sẽ thấy xuân về…
(GLO)- Tôi chạm vào những đóa hoa đang độ mãn khai, khi mùa xuân, như một khách mời trong bữa tiệc lộng lẫy nhất đang bước những bước khoan thai để bắt đầu hành trình mới. Mùa xuân như đang hát khúc du dương trên khắp núi đồi.
(GLO)- Tết rồi, mùa khô ràn rạt gió và nắng. Mùa này, Tây Nguyên có thể ứng vào câu thơ của Nguyễn Trãi: “Hoa thường hay héo cỏ thường tươi”. Một thời mùa này, Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng, chỉ có mịt mù bụi đỏ, đỏ từ lá cây, nếu loại cây ấy còn lá, tới nhà cửa, người ngợm. Bụi, khô và bỏng rát vì... lạnh. Mùa này lạ lắm, nắng ong óng vàng và lạnh quắt tai, thứ lạnh khô rất hiếm, đặc trưng Tây Nguyên.