Mùa xanh vào giêng hai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Như một câu thơ bất chợt ngân lên, rồi líu ríu theo chúng tôi suốt cả chặng hành trình, khi mùa xuân đang ở độ thật đầy đặn, thật viên mãn: Mùa xanh vào giêng hai.

Không gian liên tục mở ra những cảnh sắc khác nhau trước mắt chúng tôi, trong chuyến du hành đầu xuân mới. Lúc thì dốc đồi quanh co uốn lượn lên xuống, chùng chình cánh võng như ru đưa mời gọi. Khi thì cây lá ríu rít quyện lấy nhau vẽ ra những mảng màu, hình khối đẹp tựa bức tranh còn tươi nguyên màu mới, khiến con người như lạc về một miền rừng taiga giữa trời Âu mùa tuyết tan. Có quãng lại đột ngột hiện ra ruộng đồng ấp ôm gối sóng lên nhau, lan man từ lưng chừng núi xuống tận thung lũng và điểm nhấn là màu mạ biếc non. Bức tranh xuân mọng căng nhựa sống và ắp đầy niềm hy vọng.

Mùa xuân thường gợi nhắc con người về sự khởi đầu. Người ta bắt đầu một năm mới bằng những dự định, những kế hoạch, những ước mong… Trên chặng đường xuân hôm ấy, chúng tôi cũng nói về những điều như vậy, giữa miền khởi nguyên, mà ngước lên thấy chốn nào cũng thắp xanh lên những niềm hy vọng.

Vòm trời tháng Giêng văn vắt trong một màu ngọc lam. Không một gợn mây nào vẩn lên trên cái nền vắt xanh ấy. Có cảm giác như vòm trời được đẩy lên cao hơn, rộng tầm mắt hơn. Tây Nguyên không có 4 mùa xuân-hạ-thu-đông rõ rệt. Ở đây chỉ có 2 mùa mưa-nắng.

Mùa xuân nơi xứ Bắc có mưa bụi lây rây cho vạn vật sinh sôi thì cao nguyên đang ở giữa mùa khô. Nhìn đâu cũng chỉ thấy nắng luênh loang lòa nhòa với bụi đỏ. Thế nhưng, kỳ diệu thay, cây lá vẫn có cách thích nghi để sinh tồn với thiên nhiên. Chúng trút hết lớp lá già, giơ những ngón cành khẳng khiu giữa nắng gió ấy. Rồi cây thì đơm hoa, cây thì trổ lá, non tơ như tháng Giêng đang rất vừa độ chín.

mua-xanh.jpg
Minh họa: Huyền Trang

Có lần, ngồi nhìn đám chồi non vươn mình trong nắng, tôi đã lẩm nhẩm: “Xua đi tháng Chạp mưa giá rét/Ta lại tự mình xanh giêng hai”. Giêng hai là khoảng thời gian nhìn đâu cũng thấy chồi lộc non xanh phủ lên mùa xuân đượm nắng. Những loài hoa xuân sau kỳ mãn khai, dần tàn úa và nhường thân cành lại cho chồi lá.

Tôi mê những khu vườn mỗi độ xuân về. Ở đó, tôi có thể tìm thấy vài bông mai, bông đào nở muộn giữa đám lá non bóng vừa mới nảy ra. Tôi có thể tìm thấy chùm hoa bưởi giấu hương thơm dịu ngọt sau kẽ lá. Tôi có thể tìm thấy vài bông cải, vài bông hoa dại lấp ló trong màu xanh dịu mắt. Những bông hoa mùa xuân tàn đi, rồi kết trái. Một ngày nào đó trở lại khu vườn, quả đã lại chín thơm lịm ngọt. Vậy nên, mùa xuân vì thế mà đơm lên biết bao hoài vọng, mong chờ.

Tuần trước, ngang qua rừng cao su, tôi như mê đi trước một màu vàng sậm lấp đầy không gian, phủ kín nền đất bazan thắm đỏ. Tôi đã thật chậm vòng xe như để gom giữ cái khoảnh khắc đẹp mê mải mỗi năm chỉ đến một lần ấy. Tôi rất thích ngắm nhìn mùa cây thay lá. Đó là mùa đất trời có gì đó rất đỗi riêng tư.

Nhìn những chiếc lá như bịn rịn nốt phần đời mình, rồi cứ thế rực rỡ lên đổi màu thay sắc trước khi buông mình xuống, tôi liên tưởng về đời sống của chính mình. Vòng đời của chiếc lá là 1 năm, 4 mùa, từ khi là một chồi non lộc biếc, cho tới khi trút xuống, tận hiến cho đất trời, chỉ bằng sắc màu tự thân. Non xanh, rồi biếc thắm, tới lúc chuyển thành sắc đỏ sắc vàng, vẫn thanh thản đời lá reo vui trong cả cái buông mình nhẹ bẫng bứt khỏi cành. Hạnh phúc đến tận cùng.

Con người, nếu sống mảnh nhẹ được như đời lá, trước gió giông quăng quật, cũng chỉ vang lên thật khẽ tiếng xạc xào, có lẽ sẽ bớt đi được nhiều phần phiền muộn.

Và tôi lại ngang qua cánh rừng cao su ấy, khi đám lá non bắt đầu vươn mình ra trong nắng xuân. Mưa vẫn chưa đổ xuống. Nhưng cây đã chắt chiu nhựa để dưỡng nuôi cho lá kịp nở ra đúng độ xuân về. Ngước lên nền trời cao rộng màu lam ngọc, những chiếc lá non chỉ như những vệt chì vẽ khéo điểm lên những ngón cành, đẹp đến mê hoặc lòng người. Có lẽ vẻ đẹp ấy, một phần là do những hy vọng được thắp lên, non xanh. Rồi một mai, tôi chắc chắn sẽ lại ngang qua đây, để đắm chìm vào màu xanh cây lá, khi mùa xuân vẫn đang mưng lên trên những búp chồi.

Vòng tuần hoàn của thời gian luôn giữ đúng nhịp, chẳng thể lệch đi đâu một khắc nào. Như cây lá, xuân về, dẫu nắng gió khô cằn, dẫu chơ vơ giữa núi đồi hay ríu ran bên hè phố, chẳng cần hẹn giờ, chúng vẫn giữ những nếp quen, đến độ thì thay lá, vươn chồi. Rồi non xanh ríu rít nở ra, tô cho giêng hai một mùa xanh đầy xuân sắc.

Có thể bạn quan tâm

Mùa rẫy tới

Mùa rẫy tới

Mấy ngày nay thường hay có dông vào buổi chiều. Gió ùn ùn thốc tới. Mây từ dưới rừng xa đùn lên đen sì như núi, bao trùm gần kín khắp bầu trời. A Blưn thấy ông nội lẩm nhẩm tính rồi nói mấy hôm nữa đi phát rẫy.

Bài học đầu đời

Bài học đầu đời

(GLO)- Mãi đến bây giờ, cánh tay tôi vẫn còn một vết sẹo. Vết sẹo đỏ ửng, kéo dài trông thật “thiếu thẩm mỹ”. Bạn bè khuyên đi xóa sẹo nhưng tôi lại không muốn. Bởi lẽ, với tôi, vết sẹo ấy gắn liền cùng kỷ niệm về bài học đầu đời.

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

(GLO)- Một ngày giữa tháng Tư, tôi có chuyến thăm TP. Hồ Chí Minh. Như tín hiệu của vũ trụ, có điều gì đó thôi thúc tôi phải về với nơi mà 50 năm về trước, cả dân tộc vỡ òa trong niềm vui của ngày đại thắng, thống nhất non sông.

Nhớ bếp lửa nhà sàn

Nhớ bếp lửa nhà sàn

(GLO)- Gần 50 năm gắn bó với vùng đất Tây Nguyên, tôi đã đi qua nhiều buôn làng, tiếp xúc với bao con người hiền lành như đất, mộc mạc như cây rừng. Và trong những buôn làng đó, từng bếp lửa nhà sàn đã để lại trong tôi ấn tượng đậm sâu với không gian đầm ấm và chân tình

Hương nhãn

Hương nhãn

(GLO)- Tháng Tư về, mang theo những giọt sương tinh khôi lặng lẽ đọng trên mái nhà, ấp ôm không gian trong cái se lạnh dịu dàng của phố núi. Pleiku tỉnh giấc giữa sắc trời tĩnh lặng mà chất chứa bao xao xuyến.

Tháng Tư về nguồn

Tháng Tư về nguồn

(GLO)- Chúng tôi đến TP. Hồ Chí Minh giữa những ngày tháng Tư lịch sử, vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mưa đầu hạ

Mưa đầu hạ

(GLO)- Pleiku vào hạ không báo trước bằng cái nóng gắt gao, cũng chẳng cần đến tiếng ve râm ran hay sắc phượng rực trời. Chỉ cần một cơn mưa đầu mùa, bất chợt, ào ạt mà vô cùng êm dịu là biết hè đã chạm ngõ.

Lưu bút

Lưu bút

(GLO)- Lưu bút không đơn thuần là một cuốn sổ. Nó là nơi giữ lại cả một khoảng trời tuổi trẻ, nơi từng nét chữ đều mang theo một phần ký ức.

Mùa cá cơm

Mùa cá cơm

(GLO)- Đã mấy bận đến xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), tham quan hầu hết thắng cảnh, thưởng thức đủ mọi đặc sản bậc nhất, tôi từng nghĩ mình am tường vùng đất này lắm. Vậy mà, khi lang thang đến bến cá Nhơn Lý, tôi mới nhận ra những gì mình biết chỉ lớp vỏ bên ngoài.

Đọc để hiểu mình

Đọc để hiểu mình

(GLO)- Khi nhìn một người ngồi đọc sách, tôi thường có cảm giác rất bình an. Sự bình an như nguồn năng lượng được truyền đến từ hình ảnh rất đẹp trước mắt.

Cơn mưa ngang qua

Cơn mưa ngang qua

Tiết trời vào sáng sớm khá oi nồng, nhưng bầu trời lại phủ kín một màu mây xám đục chứ không trong trẻo như mọi khi. Rồi bất chợt mưa rào rào mà không có gió, có sấm báo trước.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa hoa hẹn phố

(GLO)- Thỉnh thoảng, bạn bè thời đại học ngẫu hứng gửi vào nhóm Zalo bức ảnh về một loài hoa. Dù không giải thích lời nào nhưng lập tức nhiều phản hồi, nhiều icon xuất hiện.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Món quà của chị Hai

(GLO)- Thời tiểu học, tôi khá biếng nhác việc học. Kết quả học tập của tôi năm nào cũng gần như “đội sổ”, trầy trật hết cách mới không bị lưu ban. Trong khi đó, các anh chị tôi đều học giỏi. Tuy nhiên, đọc cuốn sách 'Vượt đêm dài' của nhà văn Minh Quân do chị Hai tặng đã thay đổi cuộc đời tôi.

Tan biến giữa rừng

Tan biến giữa rừng

(GLO)- Tôi mê đắm Tây Nguyên bắt đầu từ 2 chữ “đại ngàn”. Tôi cũng đã từng mường tượng về những cánh rừng bạt ngàn, tán cây che kín không thấy ánh mặt trời, dây leo và cây bụi lấp kín không một lối mòn, muông thú chạy nhảy dưới những tán xanh.

Giai âm tiếng lòng

Giai âm tiếng lòng

(GLO)- Nếu tin rằng mọi thứ đều có nguyên do thì lý do ra đời của cây đàn guitar chắc hẳn là niềm ưu ái vô bờ mà thượng đế đặc biệt ban tặng cho con người.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Theo cánh ong bay

Theo cánh ong bay

(GLO)- Giữa một ngày chớm hạ, bầy ong mật ở đâu bất chợt vần vũ trên khóm hoa xuyến chi trước sân nhà, khiến tôi xao động. Bên khóm hoa muốt trắng nhụy vàng dịu dàng có bao đôi cánh mỏng tang, rộn rã bên ngày mới.

Nhớ hội trại ngày ấy

Nhớ hội trại ngày ấy

(GLO)- Cứ mỗi dịp tháng 3, khi thấy học sinh nô nức chuẩn bị cho hội trại, lòng tôi lại xao xuyến nhớ về những ngày áo trắng tung bay trên sân trường đầy nắng với bao ước mơ, hoài bão.

Những bức ảnh cũ

Những bức ảnh cũ

(GLO)- Một hôm, tôi vô tình phát hiện cuốn album cũ nằm lẫn giữa đống giấy tờ trong ngăn tủ quần áo. Tôi cầm lên, có cảm giác như chạm vào từng ký ức xa xôi. Ngày xưa yêu dấu theo những bức ảnh lần lượt quay về.

Chờ đợi tầm xuân

Chờ đợi tầm xuân

(GLO)- Tầm xuân đã trở thành cái tên rất quen thuộc với chúng ta, nằm lòng như mấy câu lục bát: “Trèo lên cây bưởi hái hoa/Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân/Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc/Em có chồng anh tiếc lắm thay”.