Chạm vào sách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tôi có thói quen đọc sách từ hồi còn nhỏ. Cứ đi đâu, làm gì thấy thuận tiện là tôi mang sách theo cùng. Trên chuyến tàu Bắc-Nam hay trên chuyến xe đường dài, trong ba lô của tôi luôn có một vài cuốn sách mới mua hay đọc nửa chừng.

Ngày trước, cạnh nhà tôi là gia đình ông giáo. Mỗi chiều cuối tuần, tôi thường qua nhà ông để được nâng niu những cuốn sách bày gọn gàng trên giá, trên kệ; chạm vào những dòng chữ, những hình ảnh đẹp mắt hay suy tư và bay lên cùng mơ ước. Trên chiếc bàn thấp kê bên hiên, cạnh bộ ấm trà, bao giờ cũng có một vài cuốn sách được ông đánh dấu trang vừa đọc bằng chiếc lông gà óng mượt.

1a-3165.jpg
Các em học sinh Trường Tiểu học số 1 thị trấn Đak Đoa đọc sách trong khuôn viên trường. Ảnh: Nguyên Võ

Sau giờ học trên lớp hay vui chơi, thả diều cùng bạn bè ngoài cánh đồng, có lẽ bậc thềm nhà ông giáo là khung trời tuổi thơ của tôi. Nơi ấy đã gieo vào tâm trí tôi bao điều bổ ích, thú vị. Tôi đọc nhiều loại sách, từ cổ chí kim, từ sách truyện trong nước đến những nền văn minh thế giới. Tôi đọc không biết chán. Ông giáo rất vui và cứ tấm tắc khen khi có đứa trẻ ham đọc sách như tôi. Nhiều hôm, ông vừa đọc sách vừa trò chuyện cùng tôi. Những câu chuyện của ông thường bước ra từ trang sách, thuộc thời xa xưa của nước ta hay của đất nước nào đó bên kia bán cầu. Có lần ông trầm tư triết lý: Nhiều cuốn sách không đơn thuần đọc để có thêm kiến thức mà còn để yêu thương, trân quý. Những dòng chữ trong sách ẩn chứa bao điều khiến chúng ta ngưỡng vọng, kiếm tìm.

Tôi đã hiểu điều ông giáo nói. Tôi biết đắm chìm trong những áng thơ, lời văn tuyệt mỹ. Tôi biết ngậm ngùi, nấc nghẹn trước số phận mà người phụ nữ thời phong kiến phải gánh chịu. Tôi bước đi cùng ánh bình minh giữa thảo nguyên bao la, ngẩng nhìn những chiếc lá phong chuyển màu ở đất nước Nga xa xôi. Tôi biết trái tim mình thổn thức trước hình hài và nỗi bất hạnh của thằng gù ở nhà thờ Đức Bà Paris...

Chạm vào sách, một chân trời mới sẽ mở ra. Chạm vào sách, những khát vọng sẽ được hình thành. Hiểu sách không thể ngày một ngày hai mà là một quá trình dài của sự thấu cảm, rung động và sống với những điều mà sách mang lại. Bắt đầu bằng lời ru của bà, của mẹ, những áng thơ dân gian chuyển tải thông điệp về tình cảm yêu thương, về đối nhân xử thế. Những trang sách giáo khoa thời tiểu học đã cho tôi bài học đầu đời về thế giới tuổi thơ, về sự bí ẩn của thiên nhiên. Tôi đã từng mê đắm và lặng đi khi mở cuốn sách văn học năm lớp 6. Hình ảnh chị Sứ bị trói, bị đánh đập... Đọc chữ mà ánh mắt đau đáu về quê hương Hòn Đất. Tôi yêu văn cũng từ những trang sách như thế.

1s.jpg
Đọc sách là một cách nuôi dưỡng tâm hồn. Ảnh minh họa: Phương Duyên

Có khi nào bạn thấy tim mình rung lên khi mắt chạm vào sách chưa? Tôi nghĩ nhiều người đã từng như thế. Bởi sách chứa đựng bao nhiêu điều hay, điều lạ; sách giãi bày những uẩn ức, nguồn cơn. Chúng ta soi vào sách để hiểu mình, hiểu người và hiểu đời hơn. Có giai thoại vẫn truyền, ở nước ngoài, tên trộm lẻn vào nhà của một nhà văn, lấy nhầm tập bản thảo. Những gì đọc được đã khiến tên trộm thức tỉnh và hoàn lương. Hay ông chủ hệ thống trang trại nổi tiếng ở Hà Nội đã tâm sự rằng: “Truyện ngắn Mùa lạc của nhà văn Nguyễn Khải đã cho tôi tư tưởng để hoàn lương và làm người. Tôi rất biết ơn nhà văn ấy”. Thế mới biết, sách cũng có tâm hồn, có tiếng nói cất lên bằng những cảm xúc mơ hồ nhưng lại thật, những ẩn ý sâu xa nhưng lại gần gũi, chân thành. Sách giúp ta thanh lọc tâm hồn, tẩy rửa những suy nghĩ tiêu cực, hướng tới những điều thiện, điều lành. Sách có một sức mạnh tiềm tàng, ẩn giấu dưới lớp ngôn từ đa nghĩa. Người yêu quý sách sẽ khám phá và hiểu sách nhiều hơn.

Mọi thứ rồi cũng lùi vào quá khứ, bị xóa nhòa, lãng quên nhưng sách thì không. Trong thư viện hay tủ sách của mỗi gia đình, đâu đó, sách vẫn chờ con người chạm vào. Mỗi lần về quê, tôi hay qua nhà ông giáo dù ông mất cách đây đã mấy năm. Đứng lặng bên chồng sách xếp gọn gàng, tôi nhớ lại những lời ông kể. Khẽ chạm tay vào những cuốn sách cũ từng đọc tôi thấy lòng rưng rưng.

Có thể bạn quan tâm

Ngoái nhìn thương nhớ

Ngoái nhìn thương nhớ

Mỗi lần ngang qua góc phố nhỏ ấy, mình đều sẽ sàng ngoái đầu nhìn lại ngôi nhà ba tầng cũ kĩ và hàng cây bằng lăng đang đến mùa trổ hoa vun tán tròn no đủ mãi khiến cho bao người ngẩn ngơ theo sắc màu tim tím đến lạc lối về.

Kỷ niệm khó quên

Kỷ niệm khó quên

(GLO)- Cũng đã nhiều lần, tôi được tham dự những buổi giao lưu giữa tác giả với bạn đọc qua các chương trình nghe nói chuyện thơ, đêm thơ-nhạc, buổi ra mắt tác phẩm mới, giới thiệu tác giả-tác phẩm do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức.

Những mùa sen

Những mùa sen

(GLO)- Tôi có một thời thơ ấu sống bên đầm sen Đồng Tháp Mười. Những buổi chiều mùa hạ, các anh chị chèo chiếc xuồng nhỏ đưa tôi ra một đầm nước mênh mông với ngập tràn màu sen hồng chấp chới, ngan ngát hương thơm.

Khi phố mùa hoa

Khi phố mùa hoa

(GLO)- Nơi nắng mưa chia 2 mùa rõ rệt, giao của mùa là những phố màu hoa. Không còn gió se mát hanh hao trên nền trời xanh ngắt, cái nóng oi hầm bắt đầu cho một ngày như sớm hơn thường lệ. 

Bước chậm, thở sâu

Bước chậm, thở sâu

(GLO)- Người xưa có câu: “Dục tốc bất đạt” (nghĩa là nếu muốn nhanh chóng thành công mà lại nóng vội thì sẽ không đạt kết quả). Còn bây giờ, mọi người thường bảo nhau, muốn nhanh thì phải từ từ.

Ru ta dịu dàng

Ru ta dịu dàng

(GLO)- Hôm đi tập huấn chuyên môn, tôi gặp lại Mây, cô bạn chung phòng ký túc xá hồi đại học. Suốt buổi hàn huyên, Mây cứ đăm đăm nhìn tôi, đôi mắt nói nhiều hơn cả những lời tâm sự.

Lưu bút học trò

Lưu bút học trò

(GLO)-Tháng 5, nắng bắt đầu rót mật lên từng kẽ lá. Màu nắng ấm nồng như lời thì thầm của thời gian, nhắc nhở chúng tôi rằng, ngày chia tay thầy cô, bè bạn đang đến thật gần. Trong lòng mỗi chúng tôi, dường như có một khoảng trống dần mở ra, khoảng trống của bao điều chưa kịp nói, chưa kịp làm.

Bánh tráng Bình Định

Bánh tráng Bình Định

(GLO)- Bánh tráng có thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu trên cả nước, cả trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Thế nhưng chẳng hiểu sao, tôi cứ nghĩ và nhớ về món bánh tráng Bình Định. Có lẽ là bởi không ở nơi đâu bánh tráng lại đa dạng và có thể ăn vào mọi dịp như “xứ nẫu”.

Gặp lại thanh xuân

Gặp lại thanh xuân

(GLO)- Tôi từng thấy chị gái mình đứng thật lâu trước tấm gương. Lúc đầu, tôi cứ ngỡ chị đang nhìn xem có vết nám nào trên mặt như một sự lo âu thường thấy của phụ nữ nhưng không phải.

Tiếng ve gọi hè

Tiếng ve gọi hè

(GLO)- Ai cũng từng trải qua những ngày cắp sách đến trường, cũng từng háo hức đợi tiếng ve gọi hè sang, từng bâng khuâng trước những cánh hoa phượng vĩ đầu mùa.

Vừa vặn sống

Vừa vặn sống

(GLO)- Thỉnh thoảng, trong một buổi sớm mai, nếu không phải bận bịu quá với công việc, tôi thường ngồi bên vỉa hè, dưới một gốc thông.

Gia tài của cha

Gia tài của cha

(GLO)- Hoài niệm về ký ức quãng đời sống cùng cha mẹ, anh chị em chúng tôi thường nhắc đến gia tài của cha-di sản truyền thế hệ, chất keo kết dính tình thủ túc dường như chẳng có nỗi buồn.

Nhớ khói đốt đồng

Nhớ khói đốt đồng

(GLO)- Mỗi khi tiết trời chuyển mình vào hạ, tôi lại chộn rộn một nỗi nhớ không tên. Tôi nhớ quê, nhớ cánh đồng, nhớ mùi khói đốt đồng lan trong gió chiều nhè nhẹ. Đó là mùi của đất, của nắng, của thời gian và tuổi thơ nơi đồng bãi.

Gió đồng mùa hạ

Gió đồng mùa hạ

(GLO)- Gió từ cánh đồng quê lại thổi tràn qua ô cửa nhỏ, mang theo hương thơm nồng nàn của lúa non và mùi ngai ngái của đất sau cơn mưa đầu mùa.

Mùa rẫy tới

Mùa rẫy tới

Mấy ngày nay thường hay có dông vào buổi chiều. Gió ùn ùn thốc tới. Mây từ dưới rừng xa đùn lên đen sì như núi, bao trùm gần kín khắp bầu trời. A Blưn thấy ông nội lẩm nhẩm tính rồi nói mấy hôm nữa đi phát rẫy.

Bài học đầu đời

Bài học đầu đời

(GLO)- Mãi đến bây giờ, cánh tay tôi vẫn còn một vết sẹo. Vết sẹo đỏ ửng, kéo dài trông thật “thiếu thẩm mỹ”. Bạn bè khuyên đi xóa sẹo nhưng tôi lại không muốn. Bởi lẽ, với tôi, vết sẹo ấy gắn liền cùng kỷ niệm về bài học đầu đời.

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

(GLO)- Một ngày giữa tháng Tư, tôi có chuyến thăm TP. Hồ Chí Minh. Như tín hiệu của vũ trụ, có điều gì đó thôi thúc tôi phải về với nơi mà 50 năm về trước, cả dân tộc vỡ òa trong niềm vui của ngày đại thắng, thống nhất non sông.

Nhớ bếp lửa nhà sàn

Nhớ bếp lửa nhà sàn

(GLO)- Gần 50 năm gắn bó với vùng đất Tây Nguyên, tôi đã đi qua nhiều buôn làng, tiếp xúc với bao con người hiền lành như đất, mộc mạc như cây rừng. Và trong những buôn làng đó, từng bếp lửa nhà sàn đã để lại trong tôi ấn tượng đậm sâu với không gian đầm ấm và chân tình

Hương nhãn

Hương nhãn

(GLO)- Tháng Tư về, mang theo những giọt sương tinh khôi lặng lẽ đọng trên mái nhà, ấp ôm không gian trong cái se lạnh dịu dàng của phố núi. Pleiku tỉnh giấc giữa sắc trời tĩnh lặng mà chất chứa bao xao xuyến.

null