Lên núi trồng cây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tây Nguyên bước vào mùa khô với bầu trời trong vắt, gió lùa qua thảo nguyên và từng đám mây nhẹ trôi. Trên những đỉnh núi của cao nguyên bạt ngàn nắng gió, mùa xuân sắp chạm ngõ với tấm áo mới rạng ngời.

1. Chúng tôi chọn lên núi trong một ngày cuối đông. Dưới chân núi Chư Đang Ya, mọi người đang háo hức chạy bộ trong một giải thiện nguyện do huyện Chư Păh tổ chức. Khi phong trào thể dục thể thao lên cao, mọi người cùng hào hứng tham gia. Đời sống khá lên thì con người cũng bừng lên xuân sắc, mọi người quan tâm nhiều hơn để yêu thương, kết nối và sẻ chia.

Trên đỉnh Chư Nâm cao 1.472 m đang vươn mình đón gió, những cành cây đã nhú lộc non. Những mầm non với lá chúm chím nở ra với muôn sắc muôn màu. Từ chân đập Tân Sơn nhìn lên đỉnh Chư Nâm, những chiếc cây lá đỏ đổ màu điểm xuyết cho khoảng thông xanh đậm của rừng già. Nơi đây, ngày xưa là rừng.

Giữa những tảng đá khổng lồ là những bụi cây cổ thụ chen rễ với đá dưới khoảng đất hẹp rồi cây lách mình mọc lên. Những cái cây ấy cứ thế mà cắm mình xuống rễ sâu, vặn mình lên khỏi đá, rồi lại thử thách mình với gió trời, nắng núi mà kết hoa, đậu quả, rụng hạt, rồi lại ươm lên những quả mới non xanh, làm thức ăn cho chim chóc. Chim, sóc đến ăn trái, rồi mang hạt đi để khắp khu rừng, rải rác có những cây non xanh đang đơm lộc cùng mùa với nhau.

c92a1013a99315cd4c82.jpg
Ảnh minh họa: L.H

Ở giữa quãng đường lên núi, có gốc cây, thân cây như cây chè, hoa cánh trắng dày, tỏa ra mùi thơm dịu nhẹ. Cây mọc chen giữa 2 tảng đá và có mùi thoang thoảng, dễ chịu vô cùng. Ngồi dưới gốc cây, hít sâu từng hơi thở, chỉ chừng ấy thôi cũng đã cảm nhận được không khí mùa xuân căng tràn trong lồng ngực.

Lại nhớ lúc mùa mưa, hồi tháng 7 vừa rồi, chúng tôi cõng khoảng 100 cây con lên núi trồng. Đến nay, theo đánh dấu, chỉ sót lại có 6 cây đang uốn mình dưới gió lớn. Ngó cây nhỏ mà thương, lá héo vì gió đầy và nắng gắt, màu lá cũng bạc đi nhiều, nhưng cây vẫn sống rắn rỏi.

Tôi nói với các con mình, các con tưới đi, dành cái phần nước uống mà mình khó nhọc mang lên đây chia bớt cho nó, được chút nào hay chút đó. Các con tìm lá khô ủ gốc, tưới vào đó giọt nước chắt chiu từ bình nhỏ, rồi động viên cây. Khi có người mới đến, chúng lại xúm xít khoe, cái cây này là ba con trồng, nó cũng sống rồi nè, rồi mùa xuân nó sẽ ra lộc, mùa hè nó sẽ có trái… và mùa thu, con sẽ được hái quả. Có con chim nhỏ sà xuống bụi hoa mua, rồi đàn chim bên kia cũng vù cánh bay lên khi các bạn nhỏ rón rén đến chơi đùa.

2. Gia Lai có gần 50% diện tích rừng che phủ. Đời sống của không ít cư dân phụ thuộc vào rừng. Đó không chỉ là lâm sản, dược liệu mà còn là nguồn dự trữ nước, giữ đất, tỏa oxy để cung cấp khí sạch rồi sau đó còn dự kiến sẽ bán những tín chỉ carbon cho những quốc gia thiếu rừng. Hàng năm, chúng ta vẫn trồng cây gây rừng.

Và những thứ năm nay vẫn đang miễn phí ấy sẽ được thu thập, đo đạc, xuất khẩu dữ liệu mà thu về ngoại tệ cho đất nước bằng các việc nhỏ là trồng rừng từ những mùa xuân nho nhỏ như lời Bác Hồ đã dạy: “Mùa xuân là Tết trồng cây/Làm cho đất nước càng ngày, càng xuân”.

Lên núi Chư Nâm, nhìn về Biển Hồ mùa này ăm ắp nước. Cánh đồng Ngô Sơn mới thu hoạch, đồng cũng lấp xấp, thấp thoáng dáng người gieo trồng cho vụ Đông Xuân. Trên núi, lũ trẻ con phóng tầm mắt ra xa. Thầy dạy vẽ chỉ cho chúng đâu là Biển Hồ, đâu là Kon Ka Kinh, đâu là hồ Ialy, đâu là TP. Kon Tum, đâu là TP. Pleiku. Đứa trẻ nào cũng háo hức dõi theo, quan sát và cụ thể hóa vào bài vẽ của mình cùng những tưởng tượng và ước mơ.

Có một quãng đường hơn 10 km vừa đi vừa về. Thế mà trong chúng tôi, trong từng bước chân, hơi thở, câu nói nào cũng đều hướng về mùa xuân. Thì chẳng phải, mùa của những yêu thương và hy vọng sắp chạm ngõ và khấp khởi đến rất gần.

Mỗi năm, xuân lại ghé qua, trong suốt quãng đời tùy mỗi người mà có những khúc xuân khác nhau. Nhưng với đất trời thì xuân năm nào cũng đến, chỉ là người có kịp dừng lại trước vòng quay của cuộc sống để bắt kịp cùng mùa xuân hay không mà thôi. Và có lẽ, xuân đối với nhiều người cũng chỉ làm một khoảnh khắc rất nhỏ, rất hẹp nhưng khi nó ùa về thì cũng như cây lá, hoa cỏ, lòng người cũng chơm chớm và phơi phới niềm tin yêu.

Một ngày lên núi, chúng tôi mang trong mình niềm vui bởi hoóc môn hạnh phúc được sinh ra sau vận động. Bởi sự hứng khởi được truyền đến từ các em bé đầy năng lượng. Bởi những người bạn đồng hành leo núi sẻ chia, trao cho nhau những món quà nhỏ, những ánh mắt và cử chỉ quan tâm. Họ dừng lại, chờ nhau, nhắc nhau cột lại dây giày, đội lên chiếc mũ và quàng chiếc khăn tránh gió…

Một mùa xuân mới sắp về. Thế nhưng, ngay ở những ngọn núi của cao nguyên này đã đầy ắp mùa xuân tự lâu rồi.

Có thể bạn quan tâm

Nhớ bếp lửa nhà sàn

Nhớ bếp lửa nhà sàn

(GLO)- Gần 50 năm gắn bó với vùng đất Tây Nguyên, tôi đã đi qua nhiều buôn làng, tiếp xúc với bao con người hiền lành như đất, mộc mạc như cây rừng. Và trong những buôn làng đó, từng bếp lửa nhà sàn đã để lại trong tôi ấn tượng đậm sâu với không gian đầm ấm và chân tình

Hương nhãn

Hương nhãn

(GLO)- Tháng Tư về, mang theo những giọt sương tinh khôi lặng lẽ đọng trên mái nhà, ấp ôm không gian trong cái se lạnh dịu dàng của phố núi. Pleiku tỉnh giấc giữa sắc trời tĩnh lặng mà chất chứa bao xao xuyến.

Tháng Tư về nguồn

Tháng Tư về nguồn

(GLO)- Chúng tôi đến TP. Hồ Chí Minh giữa những ngày tháng Tư lịch sử, vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mưa đầu hạ

Mưa đầu hạ

(GLO)- Pleiku vào hạ không báo trước bằng cái nóng gắt gao, cũng chẳng cần đến tiếng ve râm ran hay sắc phượng rực trời. Chỉ cần một cơn mưa đầu mùa, bất chợt, ào ạt mà vô cùng êm dịu là biết hè đã chạm ngõ.

Lưu bút

Lưu bút

(GLO)- Lưu bút không đơn thuần là một cuốn sổ. Nó là nơi giữ lại cả một khoảng trời tuổi trẻ, nơi từng nét chữ đều mang theo một phần ký ức.

Mùa cá cơm

Mùa cá cơm

(GLO)- Đã mấy bận đến xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), tham quan hầu hết thắng cảnh, thưởng thức đủ mọi đặc sản bậc nhất, tôi từng nghĩ mình am tường vùng đất này lắm. Vậy mà, khi lang thang đến bến cá Nhơn Lý, tôi mới nhận ra những gì mình biết chỉ lớp vỏ bên ngoài.

Hương ngọc lan

Hương ngọc lan

(GLO)- Hương ngọc lan là mùi hương thanh khiết nhất mà tôi được biết trong tuổi thơ của mình. Đó là sự dịu ngọt nhẹ nhàng và vô cùng gây thương nhớ cho người lữ khách.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Món quà của chị Hai

(GLO)- Thời tiểu học, tôi khá biếng nhác việc học. Kết quả học tập của tôi năm nào cũng gần như “đội sổ”, trầy trật hết cách mới không bị lưu ban. Trong khi đó, các anh chị tôi đều học giỏi. Tuy nhiên, đọc cuốn sách 'Vượt đêm dài' của nhà văn Minh Quân do chị Hai tặng đã thay đổi cuộc đời tôi.

Tan biến giữa rừng

Tan biến giữa rừng

(GLO)- Tôi mê đắm Tây Nguyên bắt đầu từ 2 chữ “đại ngàn”. Tôi cũng đã từng mường tượng về những cánh rừng bạt ngàn, tán cây che kín không thấy ánh mặt trời, dây leo và cây bụi lấp kín không một lối mòn, muông thú chạy nhảy dưới những tán xanh.

Giai âm tiếng lòng

Giai âm tiếng lòng

(GLO)- Nếu tin rằng mọi thứ đều có nguyên do thì lý do ra đời của cây đàn guitar chắc hẳn là niềm ưu ái vô bờ mà thượng đế đặc biệt ban tặng cho con người.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Xôn xao chợ núi

Xôn xao chợ núi

(GLO)- Chợ núi cũng như bao khu chợ ở nhiều vùng miền khác, là nơi mua bán trao đổi, gặp gỡ chuyện trò. Song, chính sự chân chất, bình dị của những phiên chợ này lại khiến bao người nhớ nhung.

Những bức ảnh cũ

Những bức ảnh cũ

(GLO)- Một hôm, tôi vô tình phát hiện cuốn album cũ nằm lẫn giữa đống giấy tờ trong ngăn tủ quần áo. Tôi cầm lên, có cảm giác như chạm vào từng ký ức xa xôi. Ngày xưa yêu dấu theo những bức ảnh lần lượt quay về.

Chờ đợi tầm xuân

Chờ đợi tầm xuân

(GLO)- Tầm xuân đã trở thành cái tên rất quen thuộc với chúng ta, nằm lòng như mấy câu lục bát: “Trèo lên cây bưởi hái hoa/Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân/Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc/Em có chồng anh tiếc lắm thay”.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nếp nhăn của mẹ

(GLO)- Từ lúc còn nhỏ, tôi đã quen với hình ảnh của mẹ-một người phụ nữ cần mẫn, tảo tần từ sáng đến tối. Mẹ như bông lúa chín, dẻo dai trước nắng mưa nhưng vẫn mang trên mình những dấu ấn của thời gian. 

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bảng lảng mùa sương

(GLO)- Chiếc xe bắt đầu sang số, nhấn ga để vào địa phận đèo dốc. Trước mặt chúng tôi, sương giăng đầy. Sương bao trùm đỉnh núi, bám phủ quanh rừng cây, buông mình lên những vạt cỏ, xóa luôn dấu vết con đường quanh co, khúc khuỷu. Kính xe mờ, mặt người đẫm lạnh.

Minh họa: Huyền Trang

Nẻo về Pleiku

(GLO)- Tôi ngồi gõ những dòng này vào ngày đầu tiên thí điểm mở thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn đi qua phía trước Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên (TP. Pleiku).