Lan tỏa đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Quan tâm chăm lo gia đình chính sách, người có công là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Công tác đền ơn đáp nghĩa luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh Gia Lai triển khai sâu rộng bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho gia đình chính sách, người có công.

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), nhiều hoạt động ý nghĩa đã được các ngành, địa phương triển khai trên cả nước nhằm tri ân các thế hệ cha anh đã cống hiến, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Từ lễ dâng hương tưởng niệm, gặp mặt người có công đến các chương trình triển lãm, tọa đàm, hành trình về nguồn… đều khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tri ân người có công. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước có những buổi gặp mặt trang trọng, quan tâm thăm hỏi ân cần cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu.

Điều đó khẳng định rằng Đảng, Nhà nước luôn tri ân sâu sắc công lao, sự hy sinh của các thế hệ đi trước cho sự nghiệp của cách mạng.

pho-bi-thu-thuong-truc-tinh-uy-chau-ngoc-tuan-hang-dau-thu-4-tu-trai-qua-tang-nha-tinh-nghia-cho-thuong-binh-ro-lan-deu-lang-po-xa-ia-kly-huyen-chu-prong.jpg
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn (hàng đầu, thứ 4 từ trái sang) tặng nhà tình nghĩa cho thương binh Rơ Lan Đếu (làng Pó, xã Ia Kly, huyện Chư Prông). Ảnh: A.H

Tại Gia Lai, công tác đền ơn đáp nghĩa không dừng lại ở việc chi trả đầy đủ các chế độ chính sách, các ngành, địa phương còn chú trọng nâng cao chất lượng đời sống gia đình chính sách, người có công, tri ân bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa.

Bằng việc ưu tiên bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách và huy động nguồn lực xã hội, mỗi năm, hàng ngàn suất quà được trao tận tay, hàng trăm ngôi nhà được xây dựng và hàng loạt chương trình hỗ trợ sinh kế, chăm sóc sức khỏe… được triển khai.

Các mẹ Việt Nam Anh hùng trên địa bàn tỉnh và thân nhân liệt sĩ, gia đình người có công được các đơn vị, tổ chức quan tâm chăm sóc với tấm lòng tri ân sâu sắc.

Một số cơ quan, đơn vị duy trì nhiều hoạt động ý nghĩa như: dọn vệ sinh nhà cửa, chăm sóc vườn cây cho các gia đình chính sách neo đơn; tổ chức “mâm cơm đoàn viên” vào tháng 7 hàng năm…

Ngoài ra, vào dịp lễ, Tết hay kỷ niệm lớn của đất nước, các cấp, ngành đều tổ chức dâng hương tưởng niệm anh hùng liệt sĩ, tặng quà các gia đình chính sách, người có công.

Những việc làm thấm đẫm nghĩa tình ấy đã trở thành nét đẹp truyền thống, thể hiện sâu sắc đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, đồng thời lan tỏa tinh thần biết ơn trong cộng đồng.

Ông Kpuih Joanh (làng Hlang Ngo, xã Ia Vê, huyện Chư Prông) chia sẻ: “Chế độ trợ cấp dành cho thương binh, bệnh binh hàng tháng, vợ chồng mình đều nhận đủ. Mình cũng được tỉnh, huyện, xã quan tâm thăm hỏi, tặng quà vào dịp lễ, Tết. Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Gia Lai, Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương đã đến thăm gia đình. Mình rất vui”.

1-7751.jpg
Huyện Đoàn Chư Păh tặng quà cựu thanh niên xung phong trên địa bàn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh. Ảnh: A.H

Triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, Gia Lai xác định ưu tiên hàng đầu là các gia đình chính sách, người có công.

Đến nay, các địa phương trong tỉnh đã khởi công xây dựng, sửa chữa 199/232 căn nhà (đạt 85,78% kế hoạch). Những ngôi nhà mới không chỉ là nơi che mưa nắng mà còn thể hiện sự quan tâm của các cấp, các ngành và cộng đồng.

Chỉ vài ngày nữa, ông Y Hla (làng Đê Klanh, xã Đak Krong, huyện Đak Đoa) dọn vào ở trong ngôi nhà mới. Đón nhận món quà nghĩa tình là ngôi nhà xây kiên cố, rộng hơn 40 m2 từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, ông Y Hla vô cùng xúc động.

Tiếp tục phát huy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, UBND tỉnh vừa ban hành văn bản chỉ đạo toàn diện việc chăm lo đời sống người có công nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương rà soát các đối tượng chính sách, người có công còn khó khăn cần hỗ trợ; thực hiện đầy đủ, kịp thời mọi chế độ đối với người có công, thân nhân liệt sĩ…

Cùng với đó, tiếp tục thực hiện công tác tu bổ, chỉnh trang các công trình ghi công liệt sĩ thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với những người đã hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

(GLO)- Sáng 15-4, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tổ chức trao tặng bò giống sinh sản cho 3 gia đình hội viên phụ nữ là hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Ia Hrung.

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

(GLO)- Ngày 14-4, tại Trung tâm Giống vật nuôi huyện Đak Pơ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức bàn giao mô hình sinh kế thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đức Cơ phối hợp tuần tra, bảo vệ đường biên (ảnh đơn vị cung cấp).

Phụ nữ Đức Cơ góp sức bảo vệ bình yên biên giới

(GLO)- Huyện Đức Cơ có 3 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Chính sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã biên giới và đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và bảo vệ bình yên biên giới.

Ông Nay Chin (ở giữa) tuyên truyền cho người dân về tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ảnh: M.P

Ông Nay Chin vì bình yên thôn, làng

(GLO)- Với uy tín của mình, ông Nay Chin (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện thường xuyên phối hợp với chính quyền, lực lượng an ninh cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động những người từng lầm lỡ theo “Tin lành Đê ga” quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.

Bà Rơ Ô H’Hieng-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ buôn Tul (xã Ia Broăi) hướng dẫn em Rơ Ô H’Tra học bài. Ảnh: R.H

Điểm tựa cho trẻ mồ côi

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, từ năm 2021 đến nay, Hội LHPN xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã tích cực triển khai hoạt động hỗ trợ trẻ mồ côi và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Đường từ trung tâm xã Đăk Song đến các xã phía Đông huyện Kông Chro đã được bê tông hóa. Ảnh: N.D

Xã vùng sâu chuyển mình

(GLO)- Những ngày tháng tư lịch sử, có dịp thăm lại các xã phía Đông huyện Kông Chro (gồm Sró, Đăk Song, Đăk Pling, Đăk Kơ Ning), chúng tôi càng cảm nhận rõ hơn sự khởi sắc của vùng quê một thời đối diện với bao khó khăn, thiếu thốn.

Gia đình anh Rơ Châm Nek có nguồn thu khoảng 200 triệu đồng/năm từ trồng trọt. Ảnh: T.D

“Làng Campuchia” trên đất Gia Lai

(GLO)- Gần nửa thế kỷ sau cuộc trốn chạy khỏi nạn diệt chủng Pol Pot để đến định cư ở làng Triêl (xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), cuộc sống của những người dân Campuchia đã ổn định và ngày càng sung túc.