Làm thẻ căn cước công dân: Đak Đoa về đích sớm, đồng thuận cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đến nay, Công an huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã hoàn thành việc làm thẻ căn cước công dân (CCCD) có gắn chip điện tử cho người dân. Đây cũng là đơn vị đầu tiên của tỉnh hoàn thành vượt chỉ tiêu đề ra.

Cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Đak Đoa đến tận nhà làm thẻ CCCD cho người già. Ảnh: R'Ô HOK
Cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Đak Đoa đến tận nhà làm thẻ CCCD cho người già. Ảnh: R'Ô HOK

Huyện Đak Đoa có 17 xã, thị trấn với 31.431 hộ/131.253 khẩu, gần 70% dân số là người dân tộc thiểu số. Với phương châm “Gần làm đêm, xa làm ngày; dễ làm trước, khó làm sau; tập trung trước, phân tán sau”; “Còn dân là còn phục vụ” với tinh thần quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ, việc cấp CCCD của huyện Đak Đoa đạt kết quả cao. Đến ngày 1-7-2021, Công an huyện đã tiếp nhận hơn 73.000 hồ sơ cấp CCCD, đạt 102,08% kế hoạch; đồng bộ dữ liệu hồ sơ CCCD về Trung tâm Dữ liệu quốc gia để in thẻ được 61.182 trường hợp, hoàn thành các chỉ tiêu trước thời hạn do Công an tỉnh giao.

Đại úy Đoàn Tuấn Anh-Đội trưởng Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội-chia sẻ: Ngay sau khi Bộ Công an ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Dự án sản xuất, cấp, quản lý CCCD, Công an huyện đã tham mưu UBND huyện Đak Đoa ban hành văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện và huy động các ngành, địa phương cùng phối hợp, hỗ trợ lực lượng Công an để tập trung đẩy mạnh công tác triển khai làm CCCD có gắn chip điện tử đến người dân.

Cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Đak Đoa giúp người khuyết tật làm thẻ CCCD. Ảnh: R'Ô HOK
Cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Đak Đoa giúp người khuyết tật làm thẻ CCCD. Ảnh: R'Ô HOK


Để chủ động trong quá trình thực hiện, Công an huyện đã tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ và công tác thu nhận hồ sơ cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ trong tổ làm thẻ CCCD và Công an các xã, thị trấn. Bên cạnh đó, bố trí cán bộ có trình độ công nghệ thông tin tại Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội. Qua đó, huy động 40 đồng chí tham gia thực hiện “Chiến dịch” cấp CCCD tại 3 tổ thu nhận hồ sơ cấp CCCD.

“Ngoài duy trì liên tục các ngày làm việc trong tuần kể cả ngày nghỉ, lễ và làm xuyên đêm lưu động tại các thôn, làng, Công an huyện Đak Đoa đã lập 109 trang nhóm Zalo tại 109 thôn, làng, tổ dân phố. Mỗi nhóm sẽ sắp xếp lên lịch và địa điểm cụ thể, mục đích là giúp người dân khi đến làm thủ tục không phải chờ đợi quá lâu và tránh tình trạng quá tải. Bên cạnh đó, Công an huyện đã chủ động phối hợp với Phòng Tư pháp huyện để tiếp nhận giải quyết đăng ký và bổ sung một số thông tin về hộ tịch như ngày, tháng sinh, quê quán, nơi đăng ký khai sinh...”-Đại úy Đoàn Tuấn Anh cho biết thêm.

Bà Dil (làng Hol, xã Hà Bầu) cho hay: “Khi đi làm thẻ CCCD thì phát hiện trên chứng minh nhân dân của mình đều không có ngày, tháng sinh và tên làng. Sau khi được cán bộ nhiệt tình hướng dẫn, mình đã qua UBND xã để bổ sung thông tin cho đầy đủ. Bây giờ, mình đã làm được CCCD”.

Bên cạnh đó, Công an huyện thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc Công an các xã, thị trấn tiến hành rà soát, thống kê số người trong độ tuổi làm CCCD trên địa bàn và phân loại số lượng người trong từng xã, thôn, làng. Với đặc thù là địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số, Công an huyện đã phối hợp với những người có uy tín, già làng, chức sắc tôn giáo đi “từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên truyền, vận động người dân làm CCCD. Phương châm hoạt động là “Hết việc chứ không hết giờ” không để người dân nào đang sinh sống, làm việc trên địa bàn mà không làm được CCCD. Để hạn chế tập trung đông người, lực lượng Công an hướng dẫn người dân bổ sung thông tin ở nhà và lên lịch cấp theo từng ngày cụ thể. Đối với những trường hợp người già yếu, tàn tật, thương-bệnh binh, gia đình chính sách, khó khăn trong đi lại... lực lượng Công an đã xuống tận nơi để làm CCCD.

Trong quá trình chờ cấp CCCD, lực lượng Công an xã, thị trấn còn chủ động lồng ghép các hoạt động thiết thực như lắp đặt hệ thống chiếu sáng, wifi, màn hình ti vi công nghệ cao mở bóng đá... đồng thời xen kẽ với buổi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đưa ra các câu hỏi có phần quà và hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng Bluezone. Chính vì vậy, lực lượng Công an đã tạo được sự đồng tình ủng hộ, đánh giá cao của người dân. Nhờ đó, tiến độ tiếp nhận hồ sơ cấp CCCD tăng gấp 7 lần so với trước khi thực hiện chiến dịch.

 

 R'Ô HOK

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.