Kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 12-12, tại TP. Pleiku, Hội Nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC)/dioxin tỉnh Gia Lai tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Hội (14/12/2004-14/12/2024).

Tham dự buổi lễ có các ông, bà: Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Rơ Chăm La Ni-Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; Vũ Thị Thu-Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan; lãnh đạo các cấp Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh và 50 NNCĐDC tiêu biểu đến từ 17 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

b007a06716c3ac9df5d2.jpg
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Ayun H’Bút dự, phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Lam Nguyên

Gia Lai là một trong những địa phương chịu hậu quả khá nặng nề của chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Toàn tỉnh có khoảng 13.000 người bị phơi nhiễm CĐDC/dioxin; trong đó có 6.225 người là nạn nhân trực tiếp và 6.747 người bị nhiễm gián tiếp.

Ngay sau ngày thành lập đến nay, các cấp Hội trong tỉnh thường xuyên tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền; sự phối hợp với các ngành, đoàn thể để vận động, kiện toàn, phát triển tổ chức Hội và đạt được kết quả đáng kể. Từ 5 người trong Ban vận động thành lập, đến nay tổ chức Hội có mặt tại 17/17 huyện, thị xã, thành phố; 106/220 xã, phường, thị trấn; 428/1.576 thôn, làng, tổ dân phố với tổng số gần 10.000 hội viên.

Trong 20 năm qua, tuy còn nhiều khó khăn, song các cấp Hội đã chủ động khắc phục khó khăn, thích ứng linh hoạt trong hoạt động. Các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, lực lượng vũ trang, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh đã tích cực hưởng ứng, ủng hộ Quỹ Chăm sóc, giúp đỡ NNCĐDC với gần 40 tỷ đồng.

39c1344aa9d1138f4ac0.jpg
Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh đã trao 50 suất quà (1 triệu đồng/suất) cho các NNCĐDC tiêu biểu tại lễ kỷ niệm. Ảnh: Lam Nguyên

Từ kết quả vận động trên cộng với nguồn hỗ trợ của Trung ương Hội và của UBND tỉnh, các cấp Hội đã thăm, tặng quà nhân dịp lễ, Tết trị giá 22,3 tỷ đồng; hỗ trợ sửa chữa, làm mới 143 nhà với số tiền trên 9,8 tỷ đồng; cho vay vốn không lấy lãi để hỗ trợ sản xuất, dịch vụ 2,2 tỷ đồng.

Cùng với đó hỗ trợ nuôi dưỡng nạn nhân tại gia đình 2,2 tỷ đồng; hỗ trợ nuôi dưỡng suốt đời, thăm hỏi ốm đau, tặng sổ tiết kiệm, học bổng và chi khác 4,1 tỷ đồng; dành kinh phí xông hơi-giải độc cho nạn nhân 2,6 tỷ đồng; nuôi dưỡng các cháu NNCĐDC và trẻ khuyết tật tại Trung tâm 2,1 tỷ đồng.

Đồng thời, từ năm 2015 đến nay, Hội đã tổ chức 76 đợt xông hơi-giải độc, chăm sóc sức khỏe cho 1.360 lượt nạn nhân và người tham gia kháng chiến, vượt chỉ tiêu tỉnh giao 100 người/năm; giúp nạn nhân cải thiện đáng kể sức khỏe, kể cả những người mắc các bệnh nan y.

Phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Ayun H’Bút đã bảy tỏ sự chia sẻ sâu sắc trước nỗi đau da cam của các gia đình. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh tiếp tục nỗ lực kêu gọi, vận động các đơn vị, doanh nghiệp chung tay nhằm xoa dịu. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí hoạt động hạn hẹp nên bà Ayun H’Bút đề xuất: “Ngoài các chế độ dành cho NNCĐDC đã được Nhà nước hỗ trợ, nên chăng tỉnh có cần chính sách riêng? Hội nên đề xuất thông qua Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để tham mưu tỉnh về vấn đề này, từ đó có cơ sở chăm lo tốt hơn cho NNCĐDC”.

Nhân kỷ niệm 20 năm thành lập, Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh đã trao 50 suất quà (1 triệu đồng/suất) cho các NNCĐDC tiêu biểu. Hội cũng tôn vinh, tri ân 20 đơn vị, doanh nghiệp đã ủng hộ tích cực cho Quỹ Chăm sóc, giúp đỡ NNCĐDC trong những năm qua.

f484cf28e3b259ec00a3.jpg
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Ayun H’Bút trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho lãnh đạo Hội. Ảnh: Lam Nguyên

Với những đóng góp to lớn trong 20 năm qua, Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh đã được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh. Trung ương Hội cũng khen thưởng 4 tập thể, 7 cá nhân; Tỉnh hội tặng giấy khen cho 11 tập thể, 13 cá nhân có thành tích trong xây dựng và phát triển Hội.

Sáng cùng ngày, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 11, khóa IV, nhiệm kỳ 2018-2024. Hội nghị đã bầu bổ sung 6 đồng chí vào Ban Chấp hành Tỉnh hội khóa IV; đồng thời tặng cờ thi đua cho 3 tập thể dẫn đầu phong trào thi đua “Vì NNCĐDC” và tặng giấy khen 6 tập thể, 3 cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.