Kỳ lạ lịch năm 2024 và 1996 giống nhau y đúc, vì sao như vậy?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mới đây, mạng xã hội ào ạt chia sẻ hình ảnh đối chiếu giữa dương lịch năm nay 2024 với năm 1996 và phát hiện được sự giống nhau 'kỳ lạ' khi cả hai như một bản… sao in. Vì sao vậy?

Hôm 4.1, nhiều tài khoản, hội nhóm mạng xã hội liên tục chia sẻ hình ảnh đối chiếu giữa dương lịch năm 2024 và năm 1996. Theo đó, nếu để ý, mọi ngày trong năm 1996 là thứ mấy thì ngày tương ứng năm 2024 cũng y hệt vậy, hay nói dễ hiểu, cả hai tờ lịch này đều giống hệt nhau.

Nhiều người thích thú trước sự giống nhau giữa dương lịch 2024 và dương lịch 1996.

Nhiều người thích thú trước sự giống nhau giữa dương lịch 2024 và dương lịch 1996.

Các bài viết về nội dung trên nhanh chóng nhận được sự quan tâm lớn, nhiều bài nhận về hàng chục ngàn lượt thích, bình luận và chia sẻ ở nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau. Sự trùng hợp giữa lịch năm 1996 và lịch năm 2024 cũng khiến nhiều người tò mò, thích thú, bên cạnh đó là thắc mắc không biết vì sao có sự trùng hợp này.

Tài khoản Yến Nhi bình luận: “Có phải chúng ta đang sống ở lịch của năm 1996 không?”. “Nhìn hình, cảm giác như đang sống lại ở năm mình sinh ra", nickname Trúc Linh bày tỏ.

“Sự trùng hợp này kỳ lạ quá. Năm nay phải làm một điều gì đó cho đặc biệt mới được", Duy Thành nói. Hay tài khoản Billy thì hoài niệm hơn: “Ước gì được quay lại cái thời 1996”.

Có "kỳ lạ" không?

Trao đổi với Thanh Niên, nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA) cho biết đây hoàn toàn là vấn đề đơn giản của số học và quy ước trong dương lịch.

Mọi người đều biết rằng mỗi tuần có 7 ngày và mỗi năm có 365 ngày (hoặc 366 đối với năm nhuận/có ngày 29.2). 365 chia 7 dư 1 còn 366 chia 7 dư 2. Do đó, nếu bạn so sánh một ngày bất kỳ trong 2 năm liên tiếp, nếu hoàn toàn không có ngày nhuận (29.2) nằm giữa khoảng đó, thì ngày của năm sau sẽ tiến thêm một bước theo thứ tự ngày trong tuần. Chẳng hạn, ngày 1.1.2024 là thứ hai, có nghĩa là 1.1.2023 là chủ nhật, còn của 2022 là thứ bảy, hoàn toàn không cần mở cuốn lịch ra để biết điều đó.

Như vậy, nếu cứ tiến tới tiếp thì sau 7 năm, ngày 1.1 sẽ lại rơi vào điểm cũ trong tuần so với năm được lấy làm mốc. Tuy nhiên, vì có sự can dự của năm nhuận (tạm coi là 4 năm một lần, vì tới tận năm 2100 mới có một năm chia hết cho 4 nhưng không nhuận), nên trên thực tế chu kỳ đó là 5 hoặc 6 năm (tùy vào việc có 1 hay 2 ngày nhuận chen vào giữa).

Sự giống nhau giữa lịch 2024 và lịch 28 năm trước, năm 1996, theo nhà nghiên cứu chỉ là vấn đề số học.

Sự giống nhau giữa lịch 2024 và lịch 28 năm trước, năm 1996, theo nhà nghiên cứu chỉ là vấn đề số học.

"Trường hợp mà nhiều người đang nhắc tới ở đây là năm 1996 và 2024. Ngày 1.1 của 2 năm này cách nhau 10.227 ngày. Con số này chia hết cho 7 nên chúng trùng nhau theo thứ tự trong tuần. Mặt khác, cả hai năm 1996 và 2024 đều là năm nhuận, nên toàn bộ những ngày còn lại trong năm cũng vậy. Để có một năm nhuận tiếp theo mà toàn bộ thứ tự các ngày trong tuần giống hệt năm 2024 này thì cần đợi tới năm 2052, tức 28 năm sau.", ông Sơn lý giải.

Đối với các năm không nhuận, thì trong thế kỷ này đã có 3 năm là 2001, 2007 và 2018 cũng có ngày 1.1 bắt đầu vào thứ hai và toàn bộ những ngày còn lại của 3 năm đó đều giống nhau. Riêng khoảng giữa 2007 và 2018 không có là vì năm 2012 là tới mốc 5 năm từ 2007 và ngày 1.1 đã tiến tới chủ nhật, nhưng chính năm đó là năm nhuận nên 1.1 của 2013 lại là thứ ba.

Bạn cũng thấy rằng do sự khác biệt giữa nhuận và không nhuận nên các năm 2001, 2007 và 2018 không thể "hoàn toàn giống" năm 1996 và 2024. Sự khác biệt phát sinh khi đi qua ngày nhuận.

Ví dụ cụ thể ngày 28.2.2018 là thứ tư và ngày đó của 2024 cũng vậy. Nhưng 2018 không phải năm nhuận, nên sau đó là ngày 1.3 và nó là ngày thứ năm, trong khi đó 2024 là năm nhuận nên phải tới thứ sáu của tuần đó mới là 1.3.

"Nói chung đây hoàn toàn là sự ngẫu nhiên do quy ước về lịch của con người, không phải sự trùng hợp kỳ lạ nào. Bên cạnh đó, các năm dương lịch và âm lịch cũng có những sự trùng hợp thú vị mà mọi người có thể tham khảo thêm", ông Sơn bày tỏ.

Có thể bạn quan tâm

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.