Kỳ 3: Khi người dân đồng thuận

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, cơ sở vật chất của xã Diên Phú (TP. Pleiku) khang trang, đời sống người dân không còn hộ nghèo. Kết quả trên là nhờ sự nhập cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị và quyết tâm của nhân dân trong xã. Ước tính, 3 năm qua, 665 hộ dân của xã đã đóng góp trên 127 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới so với tổng số vốn hơn 249,2 tỷ đồng đầu tư vào xã này; phần vốn còn lại là nguồn vốn ngân sách Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, ngân sách tỉnh, TP. Pleiku, vốn lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia khác, vốn doanh nghiệp và ngân sách xã.

 Ông Lê Huy Ngọ tham quan xã nông thôn mới Diên Phú. Ảnh: Đức Thụy
Ông Lê Huy Ngọ tham quan xã nông thôn mới Diên Phú. Ảnh: Đức Thụy

Kết quả này-theo Cố vấn Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới Trung ương-ông Lê Huy Ngọ trong chuyến thăm và làm việc tại xã Diên Phú mới đây khẳng định, Diên Phú đặc thù là xã miền núi, có xuất phát điểm kinh tế-xã hội thấp, đời sống của đại đa số nhân dân trong xã chưa cao nhưng sự đóng góp của nhân dân xây dựng nông thôn mới thời gian qua thể hiện sự đồng thuận của người dân đối với chương trình này. Đây là chìa khóa thành công để xây dựng Diên Phú thành xã đạt chuẩn nông thôn mới và là minh chứng sống động nhất trong việc huy động nguồn lực từ dân để các địa phương khác học tập và nhân rộng.

Nhớ lại ngày đầu huy động nguồn lực đóng góp của nhân dân xây dựng nông thôn mới, ông Ngô Lê Bằng-Chủ tịch UBND xã Diên Phú cho biết: Theo Quyết định 695/QĐ-TTg ngày 8-6-2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 thì ngân sách hỗ trợ 100% cho tất cả các xã để thực hiện công tác quy hoạch; xây dựng trụ sở xã; đào tạo kiến thức xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, dựa vào kết quả khảo sát trước khi thực hiện các phần việc này cũng như thực hiện thành công các tiêu chí nông thôn mới, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã Diên Phú xác định nếu dựa vào nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước thì không đảm bảo kinh phí hoàn thành phần việc trên; từ đó đi đến thống nhất là phải huy động thêm nguồn lực của nhân dân để hoàn thành tiêu chí cơ bản làm tiền đề đưa xã Diên Phú sớm đạt chuẩn nông thôn mới.

 

Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy

Điều lo ngại là làm cách nào để huy động sức dân hiệu quả trong điều kiện nguồn thu nhập giữa các hộ dân trong xã không đồng đều. Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của xã xây dựng lộ trình vận động nhân dân cụ thể có sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị theo hướng lấy công tác tuyên truyền nội dung xây dựng nông thôn mới đến nhân dân. Trong các buổi sinh hoạt, các hội, đoàn thể xã lồng ghép tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới để tạo sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của xã huy động theo cách không đưa ra định mức đóng góp từng hộ, từng khẩu mà để dân tự nguyện đóng góp.

Nhận thức của nhân dân về xây dựng nông thôn mới được nâng lên, việc huy động nguồn lực từ nhân dân đóng góp đầu tư xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội địa phương, đầu tư cho phát triển sản xuất theo chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm khá thuận tiện. Ở Diên Phú, chính nhân dân là người thống nhất mức đóng góp từng hộ, từng dự án cụ thể; góp tiền, hiến đất để làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa, điện chiếu sáng công cộng, hệ thống điện 3 pha phục vụ sản xuất nông nghiệp... Đối với những công trình nhân dân đóng góp thì người dân trong xã tự giám sát và tham gia xây dựng không tính công.

Theo tính toán, xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới ở Tây Nguyên vào năm 2020 cần khoảng 200 tỷ đồng, trong khi nguồn vốn nông thôn mới từ các cấp chỉ bố trí tối đa khoảng 100 tỷ đồng/xã, số còn lại sử dụng lồng ghép vào vốn các nguồn khác. Vì thế, bài toán dựa vào sức dân càng trở nên quan trọng và cần thiết. Với kinh nghiệm thực tiễn tại xã Diên Phú cho thấy, để triển khai xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả cao, trước tiên phải thực hiện tốt công tác vận động, tuyên truyền tạo sự nhất trí, đồng thuận cao của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể và toàn thể nhân dân.

Anh Khoa

Có thể bạn quan tâm

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

(GLO)- Đến thời điểm này, huyện Chư Pưh đã thu được gần 29 tỷ đồng nộp ngân sách, đạt khoảng 120% dự toán tỉnh và HĐND huyện giao (trừ tiền sử dụng đất). Từ nay đến hết năm 2024, ngành Thuế huyện tiếp tục triển khai các giải pháp để quản lý thuế, chống thất thu cũng như khai thác tốt các nguồn thu.