Krông Pa và Chư Prông: Nhiều sai phạm trong thực hiện Chương trình 135

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai vừa có Kết luận thanh tra số 1122 và 1134/KL-BDT về thực hiện Chương trình 135 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại huyện Krông Pa và Chư Prông. Theo đó, qua thanh tra, Ban Dân tộc tỉnh đã phát hiện nhiều sai phạm tại 2 địa phương này với số tiền hơn 1 tỷ đồng.
Giai đoạn 2017-2020, tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện Chương trình 135 tại huyện Krông Pa là hơn 70,9 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hơn 55,4 tỷ đồng; vốn sự nghiệp hơn 15,4 tỷ đồng. Ngoài ra, Nhân dân đóng góp hơn 1,3 tỷ đồng. Nguồn vốn này được đầu tư cho các dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế (cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, phân bón…); dự án đầu tư cơ sở hạ tầng; dự án đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển kinh tế, tăng thu nhập bình quân đầu người, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Qua công tác thanh tra 15 công trình đường giao thông, 11 công trình nhà sinh hoạt cộng đồng, 8 công trình nước sinh hoạt và 5 công trình trường học, Ban Dân tộc tỉnh nhận thấy, trong quá trình thực hiện, các chủ đầu tư (UBND các xã, thị trấn) đã để xảy ra nhiều thiếu sót như: lập hồ sơ dự toán khối lượng một số công việc cao hơn thực tế; tất cả các công trình đều do các tổ, nhóm thợ địa phương thi công dẫn đến việc nộp thuế giá trị gia tăng còn thiếu so với dự toán. Tương tự, các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế; dự án đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở; dự án duy tu, bảo dưỡng các công trình sau đầu tư đều để xảy ra những thiếu sót như: hồ sơ mua sắm hàng hóa của một số xã còn thiếu nội dung theo quy định; danh sách ký nhận của các hộ thụ hưởng đối với mặt hàng con giống thiếu nội dung trọng lượng từng con; biên bản nghiệm thu không đúng quy định. Bên cạnh đó, năng lực làm chủ đầu tư của UBND một số xã còn hạn chế nên việc lập hồ sơ dự toán, giám sát thi công, nghiệm thu khối lượng chưa đúng với thực tế thi công dẫn đến thất thoát trong thanh quyết toán công trình. Tổng số tiền chênh lệch khối lượng, đơn giá, các chi phí khác, thực hiện nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng không đúng quy định tại UBND 13 xã, thị trấn là hơn 879 triệu đồng.
Sửa chữa đường giao thông tại thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa. Ảnh: Lê Anh
Sửa chữa đường giao thông tại thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa. Ảnh: Lê Anh
Còn tại Chư Prông, giai đoạn 2019-2020, huyện được phân bổ tổng nguồn vốn đầu tư hơn 20,9 tỷ đồng để thực hiện các dự án thuộc Chương trình 135 tại 11 xã và Phòng Dân tộc. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số xã đã để xảy ra sai sót khi hồ sơ mua sắm hàng hóa còn thiếu nội dung theo quy định như: hồ sơ năng lực nhà thầu, phiếu báo giá; biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng ghi trọng lượng chung của lô hàng nhưng không ghi trọng lượng cụ thể của từng con (bò, dê…). Ban Dân tộc tỉnh xác định, 11 xã của huyện đã để xảy ra sai phạm với số tiền hơn 172 triệu đồng.
Sau khi có kết quả thanh tra, Ban Dân tộc tỉnh đề nghị UBND các huyện Krông Pa và Chư Prông thu hồi nộp vào ngân sách số tiền thanh toán sai hơn 1 tỷ đồng. Đồng thời, Ban Dân tộc tỉnh đề nghị các đơn vị để xảy ra sai phạm nhanh chóng khắc phục và kiểm điểm các tập thể, cá nhân có liên quan.
LÊ ANH

Có thể bạn quan tâm

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Việt Nam đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á về mức độ an toàn với 59,2 điểm. Ảnh: Phương Vi

Việt Nam xếp thứ 4 Đông Nam Á về mức độ an toàn

(GLO)- Trang web Numbeo-một trang web chuyên thống kê về chỉ số mức sống tại các thành phố và quốc gia vừa công bố danh sách các quốc gia an toàn nhất thế giới. Trong đó, xếp theo khu vực, Việt Nam đứng thứ 4 Đông Nam Á với 59,2 điểm.

Y-bác sĩ Bệnh viện Nhi tỉnh động viên chị Siu Bếp (bìa trái, làng O Grưng, xã Ia Ko, huyện Chư Sê) cố gắng cho con nằm viện điều trị. Ảnh: N.N

Điểm tựa cho bệnh nhân nghèo

(GLO)- Chứng kiến những bệnh nhân nghèo, khó khăn không có tiền điều trị, đội ngũ y-bác sĩ tại các bệnh viện trong tỉnh Gia Lai đã không ngần ngại đứng ra giúp đỡ, trở thành điểm tựa cho bệnh nhân an tâm điều trị.

Gương sáng làng Nang

Ông Rơ Châm Thơnh - Gương sáng làng Nang

(GLO)- Ông Rơ Châm Thơnh (SN 1966, làng Nang, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) rất được dân làng kính trọng, quý mến. Không chỉ có công trong việc xây dựng khối đoàn kết ở khu dân cư, ông Thơnh còn là tấm gương sáng về phát triển kinh tế tại địa phương.