Kiểm soát cảm xúc tiêu cực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hỉ-nộ-ái-ố là những trạng thái cảm xúc tự nhiên của con người. Một người bình thường sẽ trải qua những trạng thái khác nhau của cảm xúc khi có những yếu tố bên ngoài tác động. Đang vui đấy rồi chợt buồn đấy, đang thênh thang thơ thới đấy rồi lo âu mỏi mệt đấy…

Khi đối mặt với điều này, có người coi là chuyện bình thường, nhanh chóng vượt qua; nhưng cũng có người lại chìm mãi vào cảm xúc cá nhân để chúng chi phối mình, đặc biệt là với những cảm xúc tiêu cực.

Có lẽ nhiều người đồng ý với tôi rằng, một trong những cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chúng ta là sự nóng giận. Nhiều lúc gặp lại một người nào đó, một việc nào đó gợi nhắc chuyện cũ, tôi thường cảm thấy hối tiếc vì vào thời điểm khi xảy ra sự việc đã không đủ bình tĩnh để kiềm chế bản thân. Trong cuộc sống, không ít mâu thuẫn đã xảy ra giữa bạn bè, thậm chí giữa những người thân trong gia đình chỉ vì sự nóng giận bột phát khiến chúng ta có những lời lẽ, hành động vượt quá giới hạn, dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Nhẹ thì cãi vã, xô xát, từ mặt nhau; nặng thì ẩu đả, tranh chấp, kiện tụng…

Một hiện tượng khá… buồn cười, thường xuyên xảy ra trên mạng xã hội, đó là những cuộc cãi vã mang tính “vô thiên lủng” của các “cư dân mạng”. Khi ai đó nêu ra một vấn đề được quan tâm, thường thì sẽ có các “phe phái”... xông vào tranh luận. Từ người ngoài đời là bạn của nhau, đến người chỉ quen biết nhau sơ sơ, rồi cả những người không hề biết nhau cũng ùa vào tranh cãi. Từ chuyện chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục đến ẩm thực, thời trang; thậm chí quan điểm… nuôi thú cưng cũng dẫn đến những cuộc tranh cãi vô hồi. Người thì bình luận có vẻ từ tốn, người lại dùng lời lẽ nặng nề để bày tỏ quan điểm và thể hiện mình, lời qua tiếng lại, không ai chịu nhường ai.

Không phải không có lý do gì mà ông bà ta đã đúc kết những lời răn dạy thật giá trị: “No mất ngon, giận mất khôn” hay “Chồng giận thì vợ bớt lời/Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê”… Không phải tự nhiên mà cũng từ rất lâu đời, nhiều người đã treo trang trọng trên tường nhà chữ “Nhẫn”, như là một cách để tự nhắc mình.

Cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực đè nặng lên đôi vai khiến chúng ta luôn phải gánh chịu không ít cảm xúc tiêu cực. Những cảm xúc tiêu cực kéo dài sẽ dẫn đến mệt mỏi và buồn chán. Chị bạn tôi, một nhân viên văn phòng, công việc thường xuyên phải giải quyết những vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý. Lúc nào chị cũng thường trực cảm giác phải gồng mình đối mặt với những sự việc phức tạp và rắc rối. Chị mang cả công việc về nhà khiến không khí gia đình cũng căng thẳng theo. Rồi chị kỳ vọng con cái, khiến chúng phải làm theo những mong muốn của chị. Đến một ngày, phát hiện ra con bị điểm kém và giấu giếm mình, chị gào lên la mắng chúng và cảm thấy sốc vô cùng.

Chán nản, chị tìm đến bác sĩ tâm lý và nhận được lời khuyên là mọi việc đang rất bình thường, chẳng có gì nghiêm trọng cả, người phải thay đổi chính là chị. Chị đã kiên trì làm theo những lời khuyên từ bác sĩ và quả thật, mọi việc đã thay đổi. Giờ gặp chị, tôi thấy chị vui vẻ hẳn, cười nói luôn miệng.

Hàng ngày, công việc của tôi thường xuyên tiếp xúc với trẻ con. Thỉnh thoảng, tôi cũng phải đứng ra giải quyết mâu thuẫn giữa chúng. Đôi khi, mâu thuẫn xảy ra từ những việc rất nhỏ tưởng chừng không đáng có, như liếc mắt qua lại với nhau, mượn nhau đồ dùng, lỡ miệng chê nhau điều gì đó… Để sự việc trôi qua, tôi thường để những bạn nhỏ ngồi cách thật xa nhau, hít thở thật sâu, nghĩ thật kỹ mọi việc rồi kể lại. Khi mọi cảm xúc tiêu cực lắng xuống, tôi hỏi xem nếu bây giờ sự việc lặp lại một lần nữa thì có cư xử như vừa rồi không. Hầu hết trả lời là sẽ không cư xử như vậy nữa.

Rõ ràng, việc chế ngự những cảm xúc tiêu cực của mỗi người không phải dễ dàng gì. Nói thì có vẻ đơn giản, nhưng khi đối mặt, để vượt qua, đòi hỏi mỗi người phải trang bị những kiến thức, hiểu biết nhất định và phải thật kiên trì. Nghe nhạc, đọc sách, xem phim, trồng cây, chăm sóc thú cưng, tập luyện môn thể thao ưa thích, học một bộ môn nghệ thuật mình có năng khiếu… như là liệu pháp tinh thần giúp chúng ta cân bằng cuộc sống sau những giờ học tập, lao động trí óc căng thẳng. Trò chuyện với bạn bè, chia sẻ với những người mình tin cậy khi gặp phải một chuyện gì đó khiến ta buồn bực, lo âu cũng là cách giúp ta vơi bớt cảm xúc tiêu cực đang chế ngự trong lòng.

Chúng ta có thể dùng máy móc để thay thế con người làm được rất nhiều việc. Nhưng cảm xúc của con người là thứ không máy móc nào thay thế được. Vậy nên chỉ có con người mới tự mình chế ngự, tự mình vượt qua cảm xúc tiêu cực mà mình phải chịu đựng. Có lẽ, bên cạnh kiến thức, kỹ năng được trang bị, người thành công phải là người biết kiểm soát, không để những cảm xúc tiêu cực chi phối, điều khiển mình.

Có thể bạn quan tâm

Bà Ksor H’Nhir (bìa phải, buôn Ma H’Rai, xã Ia Hiao) phấn khởi khi nước sạch được dẫn về tận nhà. Ảnh: H.T

Niềm vui nước sạch về làng

(GLO)- Dự án cấp nước sạch trên địa bàn 2 xã Ia Peng và Ia Hiao (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa hoàn thành giai đoạn 1. Theo đó, 484 hộ dân nơi đây được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như giảm thiểu các bệnh tật liên quan đến nguồn nước.

Gia Lai: Yêu cầu các địa phương thường xuyên rà soát đối tượng, nhu cầu vay vốn nhà ở xã hội

Gia Lai: Yêu cầu các địa phương thường xuyên rà soát đối tượng, nhu cầu vay vốn nhà ở xã hội

(GLO)- Ngày 28-3, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Công văn số 746/UBND-KTTH về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24-5-2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới gắn với hoạt động tín dụng chính sách.

Chinh phục khách hàng bằng trái tim

Chinh phục khách hàng bằng trái tim

(GLO)- Hơn 25 năm gắn bó với ngành bảo hiểm nhân thọ, chị Nguyễn Thị Mỹ Hiệp - Giám đốc Công ty Bảo hiểm Prudential tại Gia Lai luôn kiên định với triết lý: “Bán hàng bằng trái tim”.

Động đất tại Myanmar: Số người mắc kẹt trong tòa nhà sập ở Thái Lan lên tới 81 người

Động đất tại Myanmar: Số người mắc kẹt trong tòa nhà sập ở Thái Lan lên tới 81 người

Liên quan đến những thiệt hại tại Thái Lan do ảnh hưởng của trận động đất tại Myanmar, thông báo chiều 28/3, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng quốc phòng Thái Lan Phumtham Wechayachai cho biết đã có ít nhất 3 công nhân thiệt mạng trong vụ sập tòa nhà cao 30 tầng đang được xây dựng ở Thủ đô Bangkok.

Ông Kpă Blon (bìa phải) trò chuyện với thanh niên trong làng về việc đảm bảo an ninh trật tự.Ảnh: R.H

“Đầu tàu” của làng Đút

(GLO)- Nhắc đến ông Kpă Blon (SN 1984, làng Đút, xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), ai cũng dành cho ông sự quý trọng. Không chỉ tận tâm hòa giải mâu thuẫn, giữ gìn sự bình yên cho buôn làng, ông còn tích cực hỗ trợ bà con phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.

Y-bác sĩ Bệnh viện Nhi tỉnh động viên chị Siu Bếp (bìa trái, làng O Grưng, xã Ia Ko, huyện Chư Sê) cố gắng cho con nằm viện điều trị. Ảnh: N.N

Điểm tựa cho bệnh nhân nghèo

(GLO)- Chứng kiến những bệnh nhân nghèo, khó khăn không có tiền điều trị, đội ngũ y-bác sĩ tại các bệnh viện trong tỉnh Gia Lai đã không ngần ngại đứng ra giúp đỡ, trở thành điểm tựa cho bệnh nhân an tâm điều trị.

Xã anh hùng vươn mình phát triển

Xã anh hùng vươn mình phát triển

(GLO)- Những ngày tháng 3 lịch sử, chúng tôi về thăm lại xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Vùng đất anh hùng năm xưa giờ đây đã “thay da đổi thịt” với những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát, điện-đường-trường-trạm kiên cố, đời sống người dân khởi sắc từng ngày.

Nhân lên niềm tự hào dân tộc

Nhân lên niềm tự hào dân tộc

(GLO)- Nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Gia Lai duy trì hoạt động chào cờ, sinh hoạt chính trị dưới cờ vào sáng thứ hai tuần đầu tiên của tháng. Hoạt động này nhằm tuyên truyền, giáo dục, bồi đắp tình yêu Tổ quốc, lòng tự hào dân tộc trong mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Gương sáng làng Nang

Ông Rơ Châm Thơnh - Gương sáng làng Nang

(GLO)- Ông Rơ Châm Thơnh (SN 1966, làng Nang, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) rất được dân làng kính trọng, quý mến. Không chỉ có công trong việc xây dựng khối đoàn kết ở khu dân cư, ông Thơnh còn là tấm gương sáng về phát triển kinh tế tại địa phương.