Không thể chủ quan với dịch bệnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trò chuyện với chúng tôi về tình hình dịch Covid-19 hiện nay, họa sĩ Lê Hùng chia sẻ: “Vẫn biết rằng phần lớn người dân trong độ tuổi quy định đã được tiêm 2-3 mũi vắc xin phòng Covid-19 nhưng không có nghĩa là chủ quan, lơ là. Mọi người cần nâng cao ý thức tự giác để bảo vệ mình và cộng đồng”.

Nếu ai cũng có ý thức cao như thế thì rất tốt. Ấy thế nhưng, sau Tết Nguyên đán, đến các trung tâm thương mại, chợ và cửa hàng ở Pleiku, chúng ta dễ bắt gặp một số người không thực hiện nghiêm quy định 5K của Bộ Y tế. Thậm chí ở một số nơi, người dân đã bắt đầu có tâm lý đối phó khi chai sát khuẩn chỉ có ý nghĩa tượng trưng hoặc không thấy chai sát khuẩn để chỗ nào, cũng không thấy ai đo thân nhiệt; đến siêu thị người nào muốn sát khuẩn thì tự làm, không thấy ai nhắc nhở.

Chưa hết, tại một rạp chiếu phim ở Pleiku vừa qua, chúng tôi thấy đông nghìn nghịt khán giả vào xem. Tối đến, các quán vỉa hè góc đường Phạm Văn Đồng-Tô Vĩnh Diện, quán ăn đêm đầu đường Phan Đình Phùng kết nối với Phạm Văn Đồng, bờ kè suối Hội Phú, quán cà phê... khoảng cách giữa các bàn đôi khi cũng không đảm bảo, khẩu trang cũng chỉ mang lúc vào/lúc ra; việc giãn cách chỉ là hình thức.

Mỗi người dân cần tự giác nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình, chung tay cùng ngành chức năng và chính quyền địa phương trong công tác phòng-chống dịch bệnh. Ảnh: Quang Tấn
Mỗi người dân cần tự giác nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình, chung tay cùng ngành chức năng và chính quyền địa phương trong công tác phòng-chống dịch bệnh. Ảnh: Quang Tấn


Ngay như ở xóm tôi, nhiều người đi ra, đi vào cũng có phần chủ quan cứ nghĩ rằng mình không đi đâu nhiều, không tiếp xúc với ai và đã được tiêm ít nhất 2 mũi vắc xin rồi nên không sao. Nếu có lây nhiễm Covid-19 thì cũng... thường thường như bệnh cúm mùa. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy, khi đã được tiêm vắc xin phòng Covid-19 nhưng chính mình vẫn bị lây nhiễm và có thể là mầm bệnh lây lan cho cộng đồng. Những người xung quanh ta biết đâu ai đó có nhiều bệnh nền thì khả năng đề kháng sẽ giảm và một khi không may lây nhiễm sẽ có nguy cơ trở nặng.

Bình thường mới là trạng thái mà ở đó mọi sinh hoạt, sản xuất trở lại bình thường nhưng trong điều kiện tập trung phòng-chống dịch; mỗi người, mỗi tổ chức và toàn xã hội phải năng động, có khả năng chống chịu, thích ứng với bối cảnh mới. Tùy tình hình dịch bệnh mà mỗi địa phương có những quy định tạm thời phù hợp để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Trong điều kiện bình thường mới, tất cả sinh hoạt cũng phải thực hiện khoảng cách, khẩu trang, sát khuẩn... Anh Nguyễn Văn Thành (tổ 4, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) chia sẻ: “Thích ứng mới nghĩa là phải thích ứng liên tục, linh hoạt và được điều chỉnh thường xuyên những hành vi trong cuộc sống. Hiện tại, nguyên tắc 5K cùng với tiêm vắc xin và ý thức tự giác của từng người dân luôn là cần thiết”.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Đình Tuấn-Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế, Phó Trưởng ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh-cho rằng: Nguy cơ dịch Covid-19 bùng phát sau Tết Nguyên đán là rất lớn. Vì vậy, việc chủ động ứng phó là hết sức cần thiết. Mỗi người dân cần tự giác nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình, chung tay cùng ngành chức năng và chính quyền địa phương trong công tác phòng-chống dịch bệnh.

 

HUỲNH LÊ

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.