Khổ sở vì tiếng ồn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ông Đ.T.L. (tổ 6, phường Phù Đổng, TP. Pleiku) cho biết: Đối diện nhà ông là cơ sở sản xuất nước đá viên đã hoạt động hơn 10 năm qua. Mấy năm gần đây, cơ sở này gây tiếng ồn, ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình ông và nhiều hộ dân xung quanh. Vì tuổi cao lại mắc bệnh rối loạn thần kinh nên tiếng ồn từ hoạt động sản xuất nước đá khiến ông bị đau đầu không ngủ dẫn đến tinh thần sa sút.

Cuối năm 2022, lực lượng chức năng đã kiểm tra và tham mưu Chủ tịch UBND thành phố ra quyết định xử phạt vì cơ sở hoạt động có tiếng ồn vượt quá quy định cho phép. Sau đó, cơ sở này cũng đã có biện pháp hạn chế tiếng ồn nhưng không đáng kể. Vì thế, người dân tiếp tục phản ánh và rất mong ngành chức năng vận động di dời cơ sở này ra xa khu dân cư.

Nhiều hộ dân thuộc phường Hội Thương và phường Hoa Lư (TP. Pleiku) sinh sống gần Câu lạc bộ Garden Beer (dọc suối Hội Phú, tổ 7, phường Hội Thương) cũng ngán ngẩm với tiếng nhạc mở to quá mức của câu lạc bộ này, nhất là từ 20 giờ đến khoảng 23 giờ hàng ngày. Thậm chí, có thời điểm, khách hàng mâu thuẫn cãi vã nhau gây ồn ào, có trường hợp rượt đuổi nhau trốn chạy vào nhà dân. Mặc dù các hộ dân đã kiến nghị nhiều lần nhưng lực lượng chức năng chưa có phương án giải quyết triệt để.

Mới đây, tại kỳ họp thứ 10 HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026), cử tri tiếp tục đề nghị ngành chức năng kiểm tra về mức độ tiếng ồn nhằm có biện pháp xử lý để đảm bảo cuộc sống của các hộ xung quanh.

Hiện nay, ô nhiễm tiếng ồn từ các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh không phải là hiếm, nhất là tại các khu vực đô thị. Trong đó, phổ biến là hoạt động của các cơ sở mộc, nhà nuôi yến, hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống. Nguyên nhân là do các cơ sở sản xuất kinh doanh nằm trong khu dân cư và chưa có biện pháp xử lý tiếng ồn triệt để.

Trước đây, nhiều hộ dân thuộc tổ 4 (phường Thống Nhất, TP. Pleiku) cũng khốn khổ vì tiếng ồn và mùi hôi từ xưởng mộc của ông Đ.V.T. (cùng tổ). Sau nhiều lần kiến nghị, lãnh đạo TP. Pleiku, phường Thống Nhất và ngành chức năng đã vào cuộc xử lý quyết liệt. Sau đó, chủ xưởng mộc phải di dời cơ sở ra khỏi khu dân cư. Hay cách đây khoảng 5 năm, một hộ dân ở ngay mặt đường hẻm 338 Trường Chinh (tổ 2, phường Trà Bá, TP. Pleiku) nuôi chim yến gây tiếng ồn khiến người dân sinh sống xung quanh bức xúc. Tuy nhiên, sau khi nghe phản ánh của người dân, chủ hộ đã dừng ngay việc nuôi yến để trả lại sự yên tĩnh vốn có cho khu dân cư.

Theo Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường thì giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn tại khu vực đặc biệt (khu vực hàng rào của các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình chùa và các khu vực quy định đặc biệt khác) là 55 dBA từ 6 giờ đến 21 giờ và 45 dBA từ 21 giờ đến 6 giờ sáng. Tại khu vực thông thường (khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính) là 70 dBA (từ 6 giờ đến 21 giờ) và 55 dBA (từ 21 giờ đến 6 giờ sáng).

Bên cạnh đó, Điều 22 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7-7-2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng quy định: phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 2 dBA. Đối với những trường hợp vượt quy chuẩn kỹ thuật tiếng ồn từ 2 dBA trở lên thì chia thành nhiều mức khác nhau, thấp nhất là bị phạt từ 1 đến 5 triệu đồng; cao nhất là từ 140 đến 160 triệu đồng và có hình thức xử phạt bổ sung.

Như vậy, việc xử lý ô nhiễm tiếng ồn rất cần sự quyết liệt của cấp có thẩm quyền.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

(GLO)- Ngày 6-5, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Công văn số 1185/UBND-KGVX về việc tiếp tục triển khai thực hiện kiến nghị, đề xuất của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và phát triển các mô hình công tác xã hội nhân đạo.

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang. Ảnh: An Phát

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành "những cánh chim đầu đàn" trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai Nay Hứ tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

(GLO)- Gần 10 năm giữ cương vị Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai, ông Nay Hứ luôn gương mẫu, tận tụy và nhiệt tình trong công việc. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông đã góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, nghĩa tình trong các phong trào, hoạt động công tác Hội.

Nhiều hộ ở Mang Yang thoát nghèo nhờ hỗ trợ mô hình sinh kế

Mô hình sinh kế tiếp sức người nghèo vươn lên

(GLO)- Từ các mô hình sinh kế do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện triển khai đã giúp nhiều hộ nghèo thay đổi tư duy sản xuất, chủ động phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

(GLO)- Nhiều năm qua, ông Trần Ngọc Dũng (SN 1967, trú tại 85/17 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) đã trở thành người dạy thư pháp cho trẻ mồ côi, bị câm điếc, tự kỷ… để các em tự tin vươn lên trong cuộc sống. Ông rất tâm đắc với câu thơ của Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Ayun Pa: Hành trình 18 năm xây dựng và phát triển

Ayun Pa: Hành trình 18 năm xây dựng và phát triển

(GLO)- Sau 18 năm xây dựng và phát triển, thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh cũng như phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc để vươn mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện, ghi dấu ấn trên tất cả các lĩnh vực.