Khó khăn trong việc tuyển dụng lao động vào dự án trồng cao su

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chư Prông là huyện có diện tích đất lâm nghiệp chuyển sang trồng cao su lớn nhất tỉnh Gia Lai với diện tích đất được UBND tỉnh giao cho các doanh nghiệp triển khai các dự án trồng cao su trên địa bàn huyện trên 22.937 ha. Diện tích đất trồng mới cao su trên đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện từ năm 2008 đến nay được gần 12.609 ha.

Theo đánh giá của ngành chức năng, công tác tuyển dụng lao động, nhất là người dân tộc thiểu số tại nơi có dự án trồng cao su và làm việc trong các dự án trên địa bàn huyện Chư Prông đã chuyển biến tích cực, các doanh nghiệp đều ưu tiên nhận lao động là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ vào làm hợp đồng dài hạn, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số và hộ nghèo góp phần tăng thêm thu nhập cho người lao động, đảm bảo đời sống an sinh xã hội cho nhân dân trên địa bàn (chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước).

Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy

Đối với các lao động có hợp đồng lao động dài hạn, các doanh nghiệp đã thực hiện các chế độ cho người lao động về bảo hiểm xã hội, trang cấp bảo hộ lao động. Số lao động dài hạn đã được các doanh nghiệp tuyển dụng vào làm việc trong các dự án trồng cao su là 1.382 người. Trong đó, số lao động người dân tộc thiểu số là 1.135 người, số lao động là người dân tộc thiểu số tại địa phương là 845 người. Số lao động các doanh nghiệp thuê mướn thời vụ là 1.392 người. Dự kiến trong năm 2012, các doanh nghiệp tuyển dụng 1.249 lao động dài hạn, trong đó: lao động là người dân tộc thiểu số ở địa phương (huyện có dự án) là 1.100 người. Số lao động thời vụ dự kiến thuê mướn năm 2012 là 1.260 người.

Tuy nhiên, công tác tuyển dụng lao động vào làm việc dài hạn trong các dự án trồng cao su trên đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện vẫn còn một số hạn chế. Số lượng người lao động đã được tuyển dụng vào làm việc dài hạn thấp so với số lượng lao động cần tuyển dụng theo diện tích cao su đã được trồng mới thời kỳ xây dựng cơ bản của các đơn vị. Riêng tỷ lệ đồng bào dân tộc tại chỗ được tuyển dụng vào các doanh nghiệp chỉ đạt 45% so với số lao động cần tuyển dụng trong các dự án. Số lao động dài hạn người dân tộc thiểu số ở các tỉnh khác chuyển đến Gia Lai tương đối cao so với số lao động đã tuyển dụng (233/1.382).

Một số doanh nghiệp như: Công ty cổ phần trồng rừng công nghiệp Gia Lai, Công ty TNHH 30-4, Công ty cổ phần đầu tư và PTNN Sài Gòn chưa thực hiện tuyển dụng lao động người địa phương vào làm việc dài hạn trong các dự án. Việc thuê mướn lao động thời vụ vào làm việc trong các dự án trồng cao su, nhiều doanh nghiệp không sử dụng lao động là người dân của địa phương mà lại tuyển dụng lao động ở những tỉnh khác vào làm việc như Bình Định, Quảng Ngãi, Bến Tre...

Tuyển dụng lao động người dân tộc thiểu số tại chỗ (làng, xã có các dự án) của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động nhưng không thể tuyển dụng lao động tại địa phương, dẫn đến các doanh nghiệp thiếu lao động trầm trọng khi vào mùa vụ, dẫn đến nhiều đơn vị tuyển dụng lao động bên ngoài vào. Việc giữ chân người lao động là đồng bào dân tộc thiểu số của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, các doanh nghiệp tuyển dụng lao động vào làm việc dài hạn nhưng một thời gian sau những lao động này lại nghỉ việc (như Công ty Quang Đức hiện nay tất cả số lao động dài hạn tuyển dụng các năm trước đã thôi việc).

Có thể thấy những nguyên nhân dẫn đến việc tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp tham gia dự án trồng cao su trên địa bàn huyện Chư Prông gặp khó khăn. Đó là, đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ từ nhiều đời nay đã quen với việc canh tác tự do, nay vào làm công nhân cao su với những yêu cầu chặt chẽ về kỹ thuật, thời gian, mùa vụ nên chưa nhiệt tình tham gia. Bên cạnh đó, điều kiện sinh hoạt cho người lao động (nhất là lao động dân tộc thiểu số) còn hạn chế, các dự án đều nằm ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, đường sá đi lại khó khăn, khoảng cách từ thôn làng của lao động đến các dự án là khá xa, người lao động vào làm việc không có chỗ ăn ở ổn định, không có trạm y tế chăm sóc sức khỏe, trong khi tiền lương đơn vị trả cho người lao động thấp, không đảm bảo điều kiện sống nên người lao động nghỉ việc.

Bên cạnh đó người lao động ở các khu vực này đều có nương rẫy nên không mấy thiết tha trong việc làm việc lâu dài trong các dự án trồng cao su. Trên địa bàn có nhiều đơn vị có dự án trồng cao su nên lực lượng lao động tại chỗ không đáp ứng đủ cho các doanh nghiệp tuyển dụng.

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là vấn đề đảm bảo nước sinh hoạt, nhà ở, điện thắp sáng, giao thông, trường học, trạm y tế cho người lao động của các doanh nghiệp theo cam kết trong các dự án đầu tư vẫn chưa được thực hiện đúng theo cam kết. Nhiều doanh nghiệp vì lý do lợi nhuận nên không muốn tuyển dụng lao động dài hạn vào làm việc, nhất là người dân tộc thiểu số tại chỗ vì năng suất lao động thấp, ý thức chấp hành kỷ luật hạn chế và để trốn tránh việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.

Công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương chuyển rừng nghèo sang trồng cao su của chính quyền địa phương, chủ rừng và doanh nghiệp chưa thật sự sâu rộng đến tận người dân. Công tác phối hợp với địa phương (UBND huyện, UBND xã) của các doanh nghiệp trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là người dân tộc thiểu số vào làm việc trong các dự án trồng cao su còn hạn chế nên không thu hút được người lao động tại chỗ vào làm việc.

Trên địa bàn có nhiều đơn vị có dự án trồng cao su nên lực lượng lao động tại chỗ không đáp ứng đủ cho các doanh nghiệp tuyển dụng. Chẳng hạn như ở những thời điểm vào vụ cần huy động một lực lượng lao động lớn để hoàn thành khối lượng công việc cho kịp tiến độ thời vụ thì số lao động không đáp ứng được, do đó doanh nghiệp phải sử dụng lao động ngoài tỉnh.

Để giải quyết được những vấn đề này cần được tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ của các cấp, các ngành. Đặc biệt quan tâm hơn nữa đến công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn tích cực tham gia dự án.

Mai Kim Tiến
 

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.