Kê khai tài sản, thu nhập lần đầu hoàn thành trước ngày 31-3

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo Thanh tra Chính phủ, việc kê khai tài sản, thu nhập lần đầu phải hoàn thành trước ngày 31-3.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) Trần Ngọc Liêm vừa ký văn bản gửi Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban Đảng ở Trung ương; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội; Tòa án nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân tối cao; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các địa phương về việc kiểm soát tài sản, thu nhập.

Theo TTCP, các bộ ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải xây dựng kế hoạch để thực hiện việc kê khai, công khải bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Nghị định 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị lập danh sách những người giữ vị trí công tác quy định tại các khoản 1,2 và 3 Điều 34 Luật Phòng, chống tham nhũng để yêu cầu thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập lần đầu. Người có nghĩa vụ kê khai nộp 2 bản kê khai cho cơ quan, đơn vị, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai theo đúng quy định.


 

"Biệt phủ" của ông Phạm Sỹ Quý, nguyên lãnh đạo Sở TN-MT tỉnh Yên Bái - TTCP trước đó kết luận ông Quý có vi phạm trong việc kê khai tài sản
"Biệt phủ" của ông Phạm Sỹ Quý, nguyên lãnh đạo Sở TN-MT tỉnh Yên Bái - TTCP trước đó kết luận ông Quý có vi phạm trong việc kê khai tài sản


Việc kê khai, công khai bản kê khai tài sản, thu nhập lần đầu nêu trên phải hoàn thành trước ngày 31-3-2021. Trong đợt này chỉ thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập lần đầu. Việc kê khai hàng năm, kê khai bổ sung của năm 2021 sẽ thực hiện vào cuối năm 2021 bảo đảm hoàn thành trước ngày 31-12-2021 theo đúng quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.

"Trường hợp phải kê khai tài sản, thu nhập để phục vụ công tác cán bộ mà người đó chưa kê khai tài sản, thu nhập lần đầu theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 thì thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập lần đầu và sử dụng bản kê khai để phục vụ công tác cán bộ lần đó"- TTCP nêu rõ.

Theo TTCP, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai bàn giao 1 bản kê khai tài sản, thu nhập lần đầu cho cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 của Luật Phòng, chống tham nhũng, hoàn thành trước ngày 30-4-2021.

Các trường hợp chưa xác định được cơ quan nào kiểm soát tài sản, thu nhập thì tạm thời chưa bàn giao, chờ thực hiện theo hướng dẫn cụ thể tại Quy chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong kiểm soát tài sản, thu nhập được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 130/2020/NĐ-CP.

Trao đổi với báo chí về việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập nêu trên, Phó Tổng TTCP Trần Ngọc Liêm cho rằng có một số ý kiến đánh giá việc kê khai tài sản còn hình thức và chưa kiểm soát được tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Chính vì vậy, nhiều giải pháp mới đã được thể chế hóa trong Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Nghị định số 130 của Chính phủ.

Để hạn chế tính hình thức và kiểm soát thực chất được tài sản của cán bộ, công chức, ông Trần Ngọc Liêm nhấn mạnh phải rà soát, lập danh sách đầy đủ những người có nghĩa vụ kê khai để tránh bỏ lọt đối tượng phải kê khai lần đầu; tổ chức kê khai theo đúng trình tự, thủ tục quy định, đặc biệt là khâu rà soát nội dung bản kê khai để bảo đảm kê khai đúng mẫu, đúng hướng dẫn. Các trường hợp kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ phải kiên quyết yêu cầu kê khai lại.

Bên cạnh đó, tổ chức việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập theo đúng quy định và lựa chọn hình thức niêm yết hay công bố tại cuộc họp sao cho phù hợp nhất với tính chất tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình để bảo đảm bản kê khai tài sản, thu nhập được công khai rộng rãi, rõ ràng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị theo đúng quy định.

Đối với người tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, ông Trần Ngọc Liêm cho biết phải công khai theo đúng quy định của pháp luật bầu cử. Việc công khai bản kê khai sẽ góp phần quan trọng để phát hiện các trường hợp có dấu hiệu vi phạm trong cơ quan, tổ chức, đơn vị cũng như cung cấp thông tin giúp cử tri xem xét, quyết định lựa chọn người xứng đáng để bầu vào Quốc hội, HĐND các cấp.

Lãnh đạo TTCP cũng lưu ý đến việc tổ chức kiểm tra, xác minh tính trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập, đặc biệt là việc kiểm tra xác minh khi có tố cáo hoặc theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền và kiểm tra, xác minh ngẫu nhiên theo kế hoạch hàng năm.

Theo cơ quan thanh tra, trong quá trình tổ chức công tác bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp thì rất có thể sẽ xuất hiện yêu cầu kiểm tra xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập của người ứng cử. Khi đó việc kiểm tra, xác minh vừa phải tiến hành khẩn trương nhưng vừa phải bảo đảm chất lượng, chặt chẽ, khách quan.


 Điều 34. Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập

1. Cán bộ, công chức.

2. Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp.

3. Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước , người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

4. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.


Theo Minh Chiến (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.