Ia Grai: Truyền thông công tác dân số trong tình hình mới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sáng 7-7, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức Hội nghị truyền thông Nghị quyết 21/TQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về công tác dân số trong tình hình mới. Dự hội nghị có lãnh đạo và cán bộ phụ trách công tác dân số các xã thị trấn và cộng tác viên dân số một số thôn, làng.

Tại hội nghị, UBND huyện đã giới thiệu khái quát Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25-10-2017 về công tác dân số trong tình hình mới của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) với nội dung: “Chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo đảm phát triển nhanh và bền vững”.

 Hội nghị truyền thông NQ 21 của BCH TW Đảng khóa XII. Ảnh: Phương Lộc
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Phương Lộc


Theo kết quả điều tra dân số năm 2020, huyện Ia Grai có tổng dân số 107.196 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 47,98%.

Giai đoạn 2015-2020, công tác dân số chủ yếu tập trung vào thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình. Theo đó, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện là 1,41%. Tỷ số giới tính khi sinh 106 nam/100 nữ. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 19.655 người, tỷ lệ cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai là 72,5%. Tỷ lệ sinh con thứ 3 chiếm 13.1%.

Quán triệt tinh thần Nghị quyết 21/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII), giai đoạn 2021-2025, huyện Ia Grai đặt ra một số chỉ tiêu về công tác dân số gồm: giảm tỷ lệ tăng tự nhiên dân số xuống 1,17%; giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên bình quân 0,4%/năm; tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai trên 75,5%; duy trì bền vững mức sinh thay thế; chỉ số giới tính khi sinh khoảng 105 nam/100 nữ.

Phấn đấu đến năm 2025: tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh và tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc 50%; giảm tỷ lệ phá thai xuống dưới 25%; giảm 50% số trường hợp nhiễm khuẩn đường sinh sản; tăng tỷ lệ điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản thân thiện với người chưa thành niên và thanh niên lên 75%; giảm 50% số người chưa thành niên có thai ngoài ý muốn… Tập trung nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.

 

PHƯƠNG LỘC

 

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.