Hơn 274.600 lao động được xác nhận hưởng chính sách hỗ trợ COVID-19

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Các chính sách hỗ trợ tiền mặt, vay vốn trả lương theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg đã được triển khai tại 60/63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

 

 Chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động. (Ảnh minh hoạ: TTXVN)
Chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động. (Ảnh minh hoạ: TTXVN)


Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, tính đến ngày 12/8, cơ quan bảo hiểm xã hội đã thực hiện xác nhận danh sách tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho hơn 274.600 lao động của 15.179 đơn vị sử dụng lao động để hưởng các chính sách hỗ trợ tại 60/63 tỉnh, thành phố.

Trong số đó có hơn 193.510 lao động thuộc diện được hỗ trợ tiền mặt, gồm 178.280 lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương của 14.044 đơn vị được hỗ trợ 1.855.000 đồng/người; 15.230 lao động ngừng việc để nhận hỗ trợ 1 triệu đồng/người của 526 đơn vị.

Đối với chính sách vay vốn, có 34.345 lao động ngừng việc do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 của 362 đơn vị được người sử dụng lao động đề nghị vay vốn trả lương ngừng việc; 32.140 người lao động của 124 đơn vị được người sử dụng lao động đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất; 14.445 người lao động của 121 đơn vị được người sử dụng lao động đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.


 

Bảo hiểm xã hội cũng đã xác nhận danh sách 170 lao động được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm của 2 đơn vị.
Bảo hiểm xã hội cũng đã xác nhận danh sách 170 lao động được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm của 2 đơn vị.


Số liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy tính đến hết ngày 12/8, đối với chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, cơ quan bảo hiểm xã hội đã tiếp nhận hồ sơ và giải quyết cho 238 đơn vị với 41.425 lao động tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất với số tiền 292,3 tỷ đồng tại 35/63 tỉnh, thành phố.

Đến nay, trong các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã hoàn thành việc điều chỉnh mức đóng bằng 0% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và gửi thông báo cho 375.000 đơn vị sử dụng lao động, tương ứng hơn 11,2 triệu lao động với số tiền tạm tính được điều chỉnh giảm từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022 là khoảng 4.322 tỷ đồng.

Theo Hồng Kiều (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

(GLO)- Sáng 20-11, đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Võ Thị Bảo Ngân-Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh làm Trường đoàn đã giám sát 2 thôn, làng của xã Chư Don và làm việc với UBND huyện Chư Pưh về công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao.

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các hạng mục để sớm bố trí tái định cư cho 33 hộ dân làng Đê Kôn (xã H'ra). Ảnh: Lê Nam

"Điểm tựa" giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Mang Yang triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu (Lơ Pang), Đê Bơ Tơk (Đak Jơ Ta), Đê Kôn (Hra) nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.