Hội ngộ cùng tranh “Xóm Ngộ”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Khoảng 120 bức tranh với cách bài trí thú vị đã biến triển lãm “Ta là nghệ sĩ của đất trời” tại quán cà phê “Bây giờ và ở đây” (199/3 Nguyễn Tất Thành, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thành một không gian nghệ thuật đủ sức thu hút với mọi lứa tuổi.

Tác giả những bức tranh này là học sinh, sinh viên trưởng thành từ lớp vẽ Ngộ ở Phố núi-nơi được gọi với cái tên thân thương là Xóm Ngộ.

Các bạn trẻ thích thú tham quan triển lãm “Ta là nghệ sĩ của đất trời” vào sáng ngày 3-8. Ảnh: Lam Nguyên

Các bạn trẻ thích thú tham quan triển lãm “Ta là nghệ sĩ của đất trời” vào sáng ngày 3-8. Ảnh: Lam Nguyên

Tại TP. Pleiku, hiếm khi một triển lãm tranh được tổ chức ở không gian mở như quán cà phê. Song có lẽ cũng nhờ thế mà cuộc hội ngộ với nghệ thuật đã thoát ra khỏi sự đơn điệu để trở thành buổi dạo chơi đầy sức gợi dành cho tâm trí và cảm xúc.

Tranh treo trên tường, tranh nối nhau như một cuộn phim thả dọc các bức vách… đã phủ kín sắc màu cho không gian ấm cúng sắc đèn vàng. Khách thưởng lãm có thể ngồi trên những băng ghế, những cuộn rơm để tha hồ nhìn ngắm. Và khi bước trên tấm thảm rơm êm êm trải đều khắp sàn, ta hiểu lý do vì sao có hàng chục bức tranh treo ngược trên… trần nhà. Có người đã lựa lúc vắng khách mà nằm hẳn xuống sàn để thỏa sức ngắm số tranh được bài trí theo lối có một không hai này.

Không gian đậm chất nghệ thuật của triển lãm. Ảnh: Lam Nguyên
Không gian đậm chất nghệ thuật của triển lãm. Ảnh: Lam Nguyên

Chị Lê Thị Ngọc Phương-người mở lớp vẽ Ngộ (số 11 Cô Giang, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) từ cách đây hơn 10 năm-chuyện trò: “Những ai yêu cái đẹp thì đều là nghệ sĩ của đất trời. Cũng có câu ngược lại: “Đất trời là nghệ sĩ của ta”, hàm ý mọi thứ đều là vay mượn của đất trời cả, chúng ta chỉ là người ghi chép và vẽ lại”.

Với ý nghĩa đó, khi cùng nhìn ngắm những bức tranh tại triển lãm, người xem không khỏi rung cảm trước góc nhìn của tuổi thơ về những ngôi nhà, trường học, tình yêu thương gia đình, các nhân vật hoạt họa yêu thích hay chủ đề rất ngộ nghĩnh như “Giã gạo trên cung trăng”. Đó còn là phác họa Tây Nguyên với mái nhà sàn, bức tượng gỗ dân gian, cỏ cây, tĩnh vật…

Bức tranh mang chủ đề ngộ nghĩnh: “Giã gạo trên cung trăng”. Ảnh: Lam Nguyên

Bức tranh mang chủ đề ngộ nghĩnh: “Giã gạo trên cung trăng”. Ảnh: Lam Nguyên

Mỗi nét vẽ dù đơn sơ hay điêu luyện đều là sự soi chiếu, giãi bày nội tâm của người cầm cọ, lúc phóng khoáng bay bổng, lúc trầm lắng tĩnh lặng. Tất cả đều mang màu sắc riêng đến từ nơi chủ thể sáng tạo được sinh ra, lớn lên. Vì vậy, “cư dân” Xóm Ngộ tâm niệm, mỗi tác phẩm là hành trình thấu hiểu chính mình, thấu hiểu sức lao động sáng tạo và bày tỏ lòng biết ơn với đất trời.

Cho rằng chỉ trưng bày tranh thôi là chưa đủ để làm nên cuộc “đối thoại” chất lượng với người xem nên chị Phương và cộng sự đã mang cả rơm rạ vào triển lãm để tạo dựng một không gian nghệ thuật đa giác quan, có cả màu sắc, mùi hương, xúc chạm. Sân chơi nghệ sĩ đến tận cùng ấy đã đẩy cảm xúc đến sự thăng hoa kỳ lạ.

Em Võ Thị Như Ý (trái) mong đợi sẽ có thêm nhiều sân chơi mỹ thuật lý thú. Ảnh: Lam Nguyên
Em Võ Thị Như Ý (trái) mong đợi sẽ có thêm nhiều sân chơi mỹ thuật lý thú. Ảnh: Lam Nguyên
Có mặt tại triển lãm, họa sĩ Phạm Thế Bộ-hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai, hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, một trong những người tham gia đứng lớp tại Xóm Ngộ-nhận xét: Mỗi tác phẩm là một sự khác biệt. Hình ảnh, màu sắc, đường nét đều là của các em, được các em tự do sáng tạo, người thầy chỉ đóng vai trò hướng dẫn, giúp học trò phát triển tư duy và cảm xúc thẩm mỹ. “Biết đâu từ những cuộc triển lãm như thế này sẽ xuất hiện một vài nhân tố mới của mỹ thuật tỉnh nhà. Biết đâu sau này sẽ có những học trò đồng hành với mình trên con đường nghệ thuật thì sao? Đó là điều tuyệt vời”-họa sĩ Phạm Thế Bộ kỳ vọng.

Đúng như lời giới thiệu của Xóm Ngộ, triển lãm lần này (từ ngày 3-8 đến 11-8) tập hợp các câu chuyện được kể lại từ những chuyến phiêu lưu của người nghệ sĩ từ lúc khởi đầu ước mơ cho tới lúc họ chinh phục được ước mơ của mình. Do vậy, cùng với số tranh của các em học sinh, triển lãm còn trưng bày tác phẩm, đồ án đạt điểm gần như tuyệt đối của các bạn sinh viên ngành mỹ thuật, kiến trúc đã từng chập chững từ lớp vẽ này. Không đơn giản là một triển lãm tranh mà đây còn như một chốn về, một cuộc hội ngộ đáng quý.

Từng có 2 năm học tại lớp vẽ Ngộ, em Võ Thị Như Ý-sinh viên năm 3 Đại học Kiến trúc Đà Nẵng-chia sẻ: “Thật vui vì rất nhiều tranh của lớp đã đến được với đông đảo người xem. Em mong đợi sẽ có thêm những sân chơi như thế này để các bạn thể hiện năng khiếu, phong cách của mình”.

Chị Hồ Thị Lan Nhi say sưa với không gian tràn ngập sắc màu tại triển lãm. Ảnh: Lam Nguyên

Chị Hồ Thị Lan Nhi say sưa với không gian tràn ngập sắc màu tại triển lãm. Ảnh: Lam Nguyên

Ngồi lặng lẽ ngắm tranh trên cuộn rơm đặt giữa phòng, chị Hồ Thị Lan Nhi-một người làm việc tự do ở TP. Hồ Chí Minh như quên mất thời gian. Chị Nhi cho hay, với đặc thù công việc không tiếp xúc nhiều với các ngành nghệ thuật nên khi tình cờ đến với triển lãm, chị đã không khỏi choáng ngợp trước một thế giới đầy màu sắc.

“Khung cảnh rất lạ so với cuộc sống và công việc thường ngày của mình. Ngồi đây bỗng thấy thoải mái quá. Đây cũng là lần đầu tiên mình được ngắm tranh treo lên trần nhà. Mùi rơm rạ mang đến cảm giác quá thân thuộc, gần gũi bởi mình vốn là dân nhà nông. Hôm nay rất tình cờ mà cũng thật thú vị!”-chị Nhi bày tỏ.

Có thể bạn quan tâm

Tác giả bên khối đá có nguồn gốc từ phế tích Chăm An Phú tại nhà thờ Phú Thọ. Ảnh: X.H

Phế tích Chăm ở An Phú: Bí ẩn vẫn còn nằm trong lòng đất

(GLO)- Phế tích Chăm ở xã An Phú (TP. Pleiku) được Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) phối hợp với Bảo tàng tỉnh khai quật khảo cổ học vào năm 2023 và năm 2024. Kết quả khai quật đã phác thảo diện mạo của một đền tháp Chăm cổ, nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn chờ được khám phá.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Những ngày cuối năm

(GLO)- Vậy là đoàn tàu thời gian đã đến ga “tháng Chạp”. Có lẽ vì là ga cuối nên cuộc hành trình dường như chậm lại trong biết bao nỗi niềm bâng khuâng của lữ khách.

Ảnh minh họa: HUYỀN TỶ

Thơ Võ Duy: Khói đổi mùa

(GLO)- Không chỉ nói về sự thay đổi của thiên nhiên, "Khói giao mùa" của tác giả Võ Duy còn phản ánh sự chuyển mình trong tâm hồn con người, sự đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, giữa những kết thúc và khởi đầu mới tốt đẹp trong cuộc sống.

Thắng cảnh Biển Hồ. Ảnh: Phạm Quý

Phố núi tình thân

(GLO)- Pleiku đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Vẻ đẹp hoang sơ và tình cảm của con người nơi đây khiến không ít người tìm đến Pleiku như là một điểm dừng chân thú vị.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Hoài niệm Tết

(GLO)-Tết vừa gợi nên biết bao yêu thương nhưng cũng là nỗi lo của người lớn. Nhưng Tết hiện diện trong suy nghĩ của trẻ con thì khác, nó háo hức, chộn rộn trong tiếng cười, trong tiếng vỗ tay reo vui khi thấy mẹ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa và mua bánh kẹo. Và, Tết luôn đầy màu sắc, đầy tiếng cười vui.

Xuân về khoe áo mới

Xuân về khoe áo mới

Tết đến, Xuân về ai cũng muốn mọi điều đều mới mẻ, tốt đẹp. Nên cùng với việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa thì việc được quan tâm nhiều, háo hức nhiều là sắm sửa quần áo mới.

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Hoa mùa xuân

Hoa mùa xuân

(GLO)- Mùa này, trên khắp nẻo núi đồi, thung xa hay trong mỗi vườn nhà, những chồi non lộc biếc bắt đầu mởn xanh trong gió, rực rỡ đón chào năm mới.

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.