Hội nghị hòa bình lần 2 và tương lai khó đoán định xung đột Nga- Ukraine

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)-  Thụy Sỹ đang phối hợp với Liên minh châu Âu (EU) và một số nước để tổ chức hội nghị hòa bình lần thứ hai về Ukraine, trong bối cảnh có quá nhiều phức tạp diễn ra liên quan đến xung đột Nga- Ukraine. 

ngoai-truong-thuy-sy-ignazio-cassis-anh-sputnik.png
Ngoại trưởng Thụy Sỹ Ignazio Cassis. Ảnh: Sputnik

Ngoại trưởng Thụy Sĩ Ignazio Cassis Ngoại trưởng Thụy Sĩ Ignazio Cassis Cassis cho hay nước này đang tích cực phối hợp với Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Nga và Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) để tổ chức hội nghị thứ hai về Ukraine.

Công tác tổ chức hội nghị đang được thực hiện với sự phối hợp của Moscow , Washington, cũng như G7 và EU. Ông Cassis nêu rõ Thụy Sĩ đang làm việc tích cực với nhiều đối tác và kể từ sau hội nghị đầu tiên tại Burgenstock, nước này đã cố gắng mời cả Nga tham dự. Ông cũng cho hay các tín hiệu từ Mỹ và Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đem lại sự lạc quan thận trọng.

Trước đó, vào giữa tháng 6 Thụy Sỹ tổ chức hội nghị cấp cao về Ukraine tại khu nghỉ dưỡng Burgenstock ở ngoại ô Lucerne với hơn 90 quốc gia tham dự (một nửa đến từ châu Âu). Nga không nhận mời, nhưng cho biết không tham dự hội nghị ngay cả khi được mời.

Giới phân tích đánh giá cao nỗ lực của Thụy Sỹ, tuy nhiên những diễn biến mới đây khiến sáng kiến hội nghị hòa bình cho Ukraine lần thứ 2 có nguy cơ sụp đổ.

Theo đó, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev hôm 17/12 cho hay lãnh đạo Ukraine sẽ phải trả giá, sau khi trung tướng Igor Kirillov, 54 tuổi, chỉ huy lực lượng Phòng hóa, sinh hóa, phóng xạ Nga thiệt mạng trong vụ đánh bom ở thủ đô Moscow sáng sớm 17/12.

hien-truong-vu-danh-bom-khien-tuong-kirilov-va-cap-pho-thiet-mang-anh-reuters.jpg
Hiện trường vụ đánh bom khiến tướng Kirilov và cấp phó thiệt mạng. Ảnh: Reuters

Tướng Kirillov cùng cấp phó tử vong do chiếc xe scooter cài bom đậu gần lối vào tòa chung cư trên đại lộ Ryazansky phát nổ khi họ đi ngang qua. AFP dẫn lời quan chức Ukraine giấu tên nói rằng vụ đánh bom là "chiến dịch đặc biệt" của Cơ quan An ninh Ukraine (SBU).

Về phần mình, Ukraine cho rằng tướng Kirillov là "mục tiêu hợp pháp" với cáo buộc ông đã ra lệnh sử dụng vũ khí hóa học chống lại quân đội Ukraine.

"Giới lãnh đạo chính trị và quân sự Ukraine sẽ sớm phải đối mặt đòn đáp trả", ông Medvedev tuyên bố, nhưng không nêu rõ cách thức trả đũa của Nga.

Trong một diễn biến liên quan, Bộ Ngoại giao Ukraine ngày 17/12 đã bác bỏ sáng kiến của Minsk để Belarus tham gia các cuộc đàm phán hòa bình trong tương lai nhằm giải quyết xung đột ở Ukraine, đồng thời bày tỏ "ngạc nhiên" trước ý tưởng của Minsk.

Trước đó một ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Belarus Yury Ambrazevich cho biết Minsk rất mong muốn tham gia các cuộc đàm phán hòa bình trong tương lai về Ukraine và các thỏa thuận cuối cùng cần tính đến các lợi ích của Belarus.

Tổng thống đắc cử Mỹ D. Trump nhiều lần khẳng định sẽ sớm giải quyết xung đột Nga- Ukraine, và giải quyết rất nhanh. Ông lên tiếng chỉ trích chính sách của chính phủ tổng thống Biden viện trợ vũ khí, cũng như chỉ trích Kiev khi sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ và phương Tây để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.

Mới đây, ông Trump đốc thúc đội ngũ tham mưu của mình làm việc với các nhân vật chủ chốt trong chính phủ sắp mãn nhiệm của ông Biden và các bên liên quan để có thể kết thúc chiến tranh Nga- Ukraine trước Giáng sinh.

Hiện tại, giới phân tích rất khó đoán định xung đột Nga- Ukraine sẽ kết thúc theo hướng nào. Dù vậy, 4 kịch bản có tính khả thi cao nhất về tương lai của Ukraine cũng đã được chỉ ra như sau:

Tư cách thành viên NATO: Mặc dù Ukraine mong muốn trở thành thành viên NATO như một đảm bảo an ninh vững chắc, viễn cảnh này vẫn rất xa vời. NATO cần sự đồng thuận tuyệt đối để kết nạp thành viên mới, nhưng hiện có ít nhất 7 quốc gia phản đối hoặc muốn hoãn việc kết nạp Ukraine vô thời hạn, bao gồm cả Mỹ.

Liên minh phòng thủ tự nguyện: Một giải pháp thay thế là thiết lập một liên minh tự nguyện do các quốc gia châu Âu dẫn đầu, cam kết bảo vệ Ukraine. Tuy nhiên, Ukraine sẽ muốn Mỹ là một phần của liên minh này để đảm bảo tính đáng tin cậy. Chính sách của ông Trump có thể khiến vai trò của Mỹ trong liên minh này trở nên không chắc chắn.

Châu Âu dẫn đầu và triển khai quân đội: Một số quốc gia châu Âu đã thảo luận về khả năng triển khai quân đội ở Ukraine để giám sát lệnh ngừng bắn và đảm bảo an ninh. Tuy nhiên, ý tưởng này vẫn gây tranh cãi, với nhiều quốc gia tỏ ra dè dặt trước rủi ro xung đột leo thang.

Trung lập vũ trang: Đây là kịch bản mà Ukraine ít mong muốn nhất. Theo đó, Ukraine sẽ cam kết không gia nhập NATO và không cho phép triển khai vũ khí nước ngoài trên lãnh thổ. Đổi lại, Nga sẽ cam kết không tấn công Ukraine. Tuy nhiên, mô hình này khiến Ukraine dễ bị tổn thương hơn và cần tự tăng cường năng lực quân sự của mình.

Có thể bạn quan tâm

Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp bàn phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng cuối năm 2025

Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp bàn phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng cuối năm 2025

(GLO)- Ngày 4-7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh, xây dựng hệ thống chính trị 6 tháng đầu năm và bàn phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai tặng bằng khen cho người cứu 2 cháu nhỏ bằng thiết bị bay không người lái

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai tặng bằng khen cho người cứu 2 cháu nhỏ bằng thiết bị bay không người lái

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn vừa ký Quyết định số 583/QĐ-UBND về việc tặng bằng khen cho ông Trần Văn Nghĩa (tổ 10, xã Chư Sê) đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác cứu nạn, cứu hộ ngày 3-7 tại khu vực cầu Bến Mộng (xã Ia Tul).

Gia Lai: Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã phát huy hiệu quả bước đầu

Gia Lai: Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã phát huy hiệu quả bước đầu

(GLO)- Sau 3 ngày triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp, các Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã tại Gia Lai đã cho thấy hiệu quả bước đầu: người dân không phải đi xa, cán bộ trẻ được tăng cường, thủ tục được rút ngắn, phục vụ nhanh chóng, thuận tiện hơn trước. 

Ngày đầu vận hành chính quyền mới diễn ra nghiêm túc, hiệu quả, vì dân phục vụ

Ngày đầu vận hành chính quyền mới diễn ra nghiêm túc, hiệu quả, vì dân phục vụ

(GLO)- Ngày 1-7, cùng với cả nước, chính quyền địa phương hai cấp tại Gia Lai chính thức vận hành. Ghi nhận của phóng viên tại một số xã, phường cho thấy không khí làm việc nghiêm túc, khẩn trương; thủ tục hành chính được giải quyết nhanh gọn, minh bạch, tạo ấn tượng tích cực với người dân.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn tiếp Tập đoàn Công nghệ SOS của Úc

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn tiếp Tập đoàn Công nghệ SOS của Úc

(GLO)- Ngày 1-7, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn đã có buổi làm việc với ông Greg Soster-Giám đốc Tập đoàn Công nghệ SOS (Úc) và đại diện Hiệp hội Du lịch Úc tại Việt Nam. Buổi làm việc nhằm trao đổi, tìm hiểu tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực du lịch, bất động sản và công nghệ xây dựng.

Khai mạc kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII

Khai mạc kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII

(GLO)- Sáng 1-7, tại Trung tâm hội nghị tỉnh (phường Quy Nhơn), HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) khai mạc kỳ họp thứ nhất để công bố các nghị quyết về nhân sự; xem xét, quyết định các nội dung do Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh trình.

null