Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 20-11, đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Võ Thị Bảo Ngân-Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh làm Trường đoàn đã giám sát 2 thôn, làng của xã Chư Don và làm việc với UBND huyện Chư Pưh về công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao.

dscf9041.jpg
Đoàn giám sát làm việc với UBND huyện Chư Pưh về quản lý, sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao tại cơ sở. Ảnh: MINH CHÂU

Đoàn giám sát HĐND tỉnh đã đi khảo sát cơ sở vật chất của các điểm trường, thiết chế văn hóa, thể thao của làng Plei Ngăng và làng Plei Hlốp (xã Chư Don); làm việc với UBND huyện Chư Pưh về công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn huyện.

Trên địa bàn huyện Chư Pưh hiện có 1 sân vận động (chưa hoàn thiện), 1 thư viện. Huyện chưa có nhà tập luyện và nhà thi đấu đa năng; chưa có khu vui chơi cho nhân dân và thanh thiếu niên. Công viên huyện bố trí một số dụng cụ thể thao đơn giản.

Tính đến tháng 10-2024, trên địa bàn huyện có 8/9 Trung tâm Văn hóa-Thể thao (thị trấn Nhơn Hòa chưa có) cấp xã đủ điều kiện tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao hiệu quả, đạt 88,9%. Toàn huyện hiện có 69/74 thôn, làng có nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng nhưng phần lớn chưa được đầu tư, còn thiếu các công trình phụ trợ và trang thiết bị văn hóa, thể thao.

dscf9011.jpg
Đoàn khảo sát cơ sở vật chất tại một lớp ghép ở điểm trường Plei Ngăng, xã Chư Don, huyện Chư Pưh. Ảnh: MINH CHÂU

Một số hạn chế, khó khăn được UBND huyện nêu ra tại buổi làm việc như: một số địa phương không chú trọng việc quy hoạch đất để xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao; đặc biệt là thiết chế văn hóa, thể thao giành cho công nhân lao động, người già và trẻ em.

Việc huy động xã hội hóa xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao còn nhiều hạn chế. Kinh phí tổ chức hoạt động tại các nhà văn hóa còn eo hẹp, có nơi không có kinh phí để tổ chức. Hệ thống điểm vui chơi dành cho trẻ em còn thiếu. Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao ở cơ sở trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế… đã ảnh hưởng đến chất lượng công tác tham mưu, chỉ đạo, quản lý và tổ chức hoạt động tại các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở.

dscf9019.jpg
Các điểm trường của xã Chư Don đều trong tình xuống cấp nghiêm trọng và thiếu thốn cơ sở vật chất. Ảnh: MINH CHÂU

UBND huyện có một số kiến nghị, đề xuất như: hỗ trợ mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, nhất là ưu tiên cho các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; xem xét tăng nguồn kinh phí cho sự nghiệp văn hóa, thể thao tại cơ sở để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của Nhân dân; mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao ở cơ sở cho đội ngũ chuyên trách và không chuyên trách hàng năm.

Trong tháng 11, đoàn tiếp tục giám sát việc quản lý, sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao tại các huyện: Mang Yang, Chư Păh và Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch. Hoạt động giám sát nhằm thực hiện Quyết định số 205/QĐ-BVHXH ngày 23-10-2024 của Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh về giám sát “Công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2024”.

Có thể bạn quan tâm

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

(GLO)- Định hướng một số nhiệm vụ về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp, Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế.

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

(GLO)- Ngày 14-4, tại Trung tâm Giống vật nuôi huyện Đak Pơ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức bàn giao mô hình sinh kế thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Sở Tài chính Gia Lai đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Sở Tài chính Gia Lai đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

(GLO)- Ngày 11-4, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai có Công văn số 1269/STC-QLNS về việc đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Đoàn lãnh đạo cấp cao tỉnh Gia Lai thăm, chúc Tết tỉnh Preah Vihear

Đoàn lãnh đạo cấp cao tỉnh Gia Lai thăm, chúc Tết tỉnh Preah Vihear

(GLO)- Tiếp tục chuyến công tác tại Vương quốc Campuchia, sáng 10-4, Đoàn lãnh đạo cấp cao tỉnh Gia Lai do đồng chí Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết tỉnh Preah Vihear nhân dịp Tết Cổ truyền Chol Chnam Thmay.

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

(GLO)- Hiện nay, nhiều giếng đào và giếng khoan tại một số thôn, làng trong tỉnh Gia Lai bắt đầu cạn khiến người dân thiếu nước sinh hoạt. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã chuẩn bị các phương án hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiếu nước sinh hoạt hàng ngày.