Hội đồng nhân dân huyện Ia Grai thông qua nhiệm vụ kinh tế-xã hội 6 tháng cuối năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 23 và 24-7, tại huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra kỳ họp thứ 1HĐND huyện khóa XIII, nhằm đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh 6 tháng đầu năm, đề ra nhiệm vụ công tác những tháng còn lại của năm nay.

Kỳ họp thứ 14 HĐND huyện Ia Grai đánh giá: 6 tháng đầu năm, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện ước đạt gần 5.722 tỷ đồng, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước. Tập trung triển khai các chương trình, dự án nông nghiệp năm 2024 theo kế hoạch. Triển khai thực hiện Chương trình tái canh cây cà phê đảm bảo kế hoạch đề ra, cấp hỗ trợ 96.370 cây cà phê giống cho Nhân dân thực hiện tái canh với tổng kinh phí 400 triệu đồng. Đã triển khai trồng được 32.500 cây phân tán, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước...

Quang cảnh Kỳ họp thứ 14 HĐND huyện Ia Grai khoá XIII. Ảnh Thanh Nhật
Quang cảnh Kỳ họp thứ 14 HĐND huyện Ia Grai khoá XIII. Ảnh Thanh Nhật

Huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới đảm bảo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra. Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đến nay có 5 chủ thể đăng ký sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP năm 2024.

Trong 6 tháng, giá trị sản xuất Công nghiệp-Xây dựng ước đạt gần 2.223 tỷ đồng, tăng 16,07% so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn ước đạt 1.646 tỷ đồng, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động vận tải ổn định, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của Nhân dân...

Tại Kỳ họp, HĐND huyện Ia Grai đã thông qua Nghị quyết về các nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng cuối năm, trọng tâm là: Triển khai hiệu quả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; phấn đấu đến cuối năm 2024 xã Ia Pếch đạt chuẩn nông thôn mới; xây dựng đạt chuẩn làng nông thôn mới đối với 12 thôn, làng đăng ký năm 2024.

Chỉ đạo sản xuất vụ mùa đảm bảo đạt kế hoạch đề ra. Triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án về phát triển ngành nông nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; thực hiện tốt công tác phòng-chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trong mùa mưa bão. Triển khai các biện pháp phòng-chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, tiếp tục trồng rừng và trồng cây phân tán.

Đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, hoàn thành chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng đã đề ra. Tập trung công tác đền bù giải phóng mặt bằng và thi công các dự án công trình xây dựng cơ bản năm 2024. Tăng cường các biện pháp thu ngân sách, thu thuế nợ đọng. Hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục để tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất tại thị trấn Ia Kha.

Chuẩn bị các điều kiện để khai giảng năm học mới 2024-2025, tổ chức Hội đua thuyền Độc mộc trên sông Pô Cô và liên hoan văn hóa Cồng Chiêng năm 2024. Tăng cường công tác đảm bảo quốc phòng-an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội...

Các đại biểu tham dự Kỳ họp thứ 14 HĐND huyện Ia Grai khoá XIII. Ảnh Thanh Nhật
Các đại biểu tham dự Kỳ họp thứ 14 HĐND huyện Ia Grai khoá XIII. Ảnh Thanh Nhật

Tại Kỳ họp, HĐND huyện Ia Grai đã biểu quyết thông qua Tờ trình của Thường trực HĐND huyện về Chương trình giám sát của HĐND huyện năm 2025.

Đồng thời, thông qua các Tờ trình của UBND huyện gồm: Dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2025, quyết toán ngân sách năm 2023, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn ngân sách huyện, điều chỉnh danh mục và kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2024 nguồn ngân sách huyện, điều chỉnh một số chỉ tiêu của Nghị quyết số 130/NQ-HĐND ngày 15-12-2023 về việc Thông qua nhiệm vụ lập Quy hoạch xây dựng vùng huyện Ia Grai đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, phân bổ vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024, quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Ia Grai.

Thông qua Tờ trình bãi bỏ toàn bộ Nghị quyết số 141/NQ-HĐND ngày 5-3-2024 của HĐND huyện về hỗ trợ cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện phá dỡ bờ rào, cổng, hiến đất mở rộng đường giao thông gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và hỗ trợ đầu tư phát triển cho những xã, thị trấn làm tốt công tác tuyên truyền vận động Nhân dân hiến đất làm đường trên địa bàn huyện giai đoạn 2024-2025.

Tại Kỳ họp này, căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, cùng các quy định pháp luật và thủ tục liên quan, các đại biểu HĐND huyện khoá XIII đã biểu quyết thông qua Tờ trình của Thường trực HĐND huyện đề nghị cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu HĐND huyện khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Nguyễn Thế Bích-nguyên Phó Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên 715 (Binh đoàn 15), lý do chuyển công tác ra ngoài địa giới hành chính huyện và không cư trú trên địa bàn huyện.

Đại biểu HĐND huyện đã biểu quyết thông qua Tờ trình của Chủ tịch UBND huyện về xem xét miễn nhiệm thành viên UBND huyện khoá XIII, nhiệm kỳ 2021-2026 đối với bà Nguyễn Thị Phương Thảo-nguyên Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội, vì lý do chuyển công tác. Đồng thời, bầu bổ sung ông Nguyễn Xuân Sáu-Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội vào Ủy viên UBND huyện khoá XIII, nhiệm kỳ 2021-2026.

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.