Học giả Thái Lan đánh giá các yếu tố tạo nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo học giả Thái Lan, chính những tính cách làm nên hệ tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam giúp Việt Nam chiến thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Ngày 7/5/1954, toàn bộ Tập đoàn cứ điểm của địch ở Điện Biên Phủ đã bị tiêu diệt. Lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt đầy hy sinh, gian khổ kéo dài suốt 9 năm. (Ảnh: Triệu Đại/TTXVN)

Ngày 7/5/1954, toàn bộ Tập đoàn cứ điểm của địch ở Điện Biên Phủ đã bị tiêu diệt. Lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt đầy hy sinh, gian khổ kéo dài suốt 9 năm. (Ảnh: Triệu Đại/TTXVN)

“Cá nhân tôi rất tin tưởng và ngưỡng mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi Người có tinh thần yêu nước, đức hy sinh và tôn vinh nền độc lập của Việt Nam.”

Đây là lời chia sẻ của học giả Thái Lan Songrit Pongern trong cuộc trò chuyện với phóng viên TTXVN tại Bangkok khi đề cập các yếu tố làm nên thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu” cách đây 70 năm.

Theo ông, chính những tính cách làm nên hệ tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam đã giúp Việt Nam chiến thắng.

Theo học giả Songrit, chiến thắng Điện Biên Phủ là sự kiện mà ở thời điểm đó đã khơi dậy và khích lệ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc thuộc địa trên toàn thế giới, với mô hình cụ thể từ sự đoàn kết giữa Việt Nam, Lào và Campuchia để có thể giành được thắng lợi chung trước các siêu cường như Pháp và Mỹ sau này.

Ông cũng tin rằng người Việt Nam vẫn giữ được niềm tự hào này cho đến ngày nay, đó là lòng yêu nước và giữ vững độc lập dân tộc.

Nhìn nhận về vai trò, những đóng góp của liên minh chiến đấu Việt Nam-Lào- Campuchia chống thực dân Pháp trong chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, học giả Thái Lan cho rằng chính việc có chung một hệ tư tưởng, chung một vận mệnh là động lực vô cùng mạnh mẽ để tạo nên sự đoàn kết giữa 3 nước, giúp Việt Nam- Lào và Campuchia vượt qua được những khó khăn gian khổ của cuộc chiến đấu trường kỳ.

Quan trọng hơn theo ông là ngày nay Việt Nam-Lào-Campuchia vẫn vững vàng chung tay và có thể nhìn thấy điều này từ việc xác định lập trường chung của ba nước trên vũ đài chính trị quốc tế và trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó có hợp tác phát triển Khu kinh tế chung biên giới giữa 3 nước không ngừng phát triển.

Là người từng nhiều lần đến thăm Việt Nam, bao gồm cả 2 chuyến thăm tới Điện Biên Phủ vào năm 1989 khi Việt Nam kỷ niệm 35 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và năm 1995 khi Việt Nam gia nhập ASEAN, học giả Songrit bày tỏ sự thán phục khi chứng kiến nền kinh tế tăng trưởng liên tục của Việt Nam.

Ông lưu ý rằng kể từ khi thực hiện chính sách cải cách kinh tế năm 1986, giá trị Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam đến nay đã tăng lên vị trí thứ 3 trong ASEAN.

Học giả Songrit cho biết: “Cá nhân tôi đánh giá nền kinh tế Việt Nam vẫn có thể tăng trưởng hơn nữa bởi Việt Nam có nền chính trị ổn định dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của Đảng Cộng sản Việt Nam và luôn thích ứng với tình hình thế giới.”

Theo ông, Việt Nam ngày càng có nguồn nhân lực tốt hơn, có thể hỗ trợ đầu tư nước ngoài và có tiềm năng cao trong sản xuất hàng xuất khẩu, trong đó có khả năng sản xuất hàng hóa đủ đáp ứng tiêu dùng trong nước.

Học giả Thái Lan nhận xét người dân Việt Nam vô cùng siêng năng và ông tin rằng mục tiêu của Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2050 là rất khả thi.

Ông nhấn mạnh: “Bước tiến của Việt Nam sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa nếu được cùng phát triển với tất cả các nước trong ASEAN, tức là phát triển thực sự ASEAN thành một cộng đồng cùng thịnh vượng”.

Có thể bạn quan tâm

Già làng Nay Hen (bìa trái, buôn Jứ, xã Ia Broắi) hướng dẫn người dân chuẩn bị cây giống thuốc lá. Ảnh: L.N

Ia Pa phát huy vai trò người uy tín

(GLO)- Những năm qua, đội ngũ người có uy tín ở huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) luôn đi đầu trong công tác tuyên truyền thực hiện chính sách dân tộc và giữ gìn khối đại đoàn kết trong cộng đồng dân cư, là tấm gương tiêu biểu trên các lĩnh vực của đời sống.

Hội Cựu chiến binh xã Ia Kdăm vận động người dân chung tay thực hiện mô hình “Đường cờ Tổ quốc”. Ảnh: V.C

Ia Pa nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo”

(GLO)- Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và đoàn thể huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã cụ thể hóa phong trào bằng nhiều cách làm hay, sáng tạo, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư.

Đồn Biên phòng Ia Mơ vững vàng thế trận lòng dân

Đồn Biên phòng Ia Mơ vững vàng thế trận lòng dân

(GLO)- Với phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, Đồn Biên phòng Ia Mơ luôn chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) triển khai nhiều hoạt động củng cố, phát huy thế trận lòng dân ở khu vực biên giới.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị lần thứ 19 Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Ayun Pa. Ảnh: Q.T

Ayun Pa cần chuẩn bị tốt điều kiện tổ chức đại hội Đảng các cấp

(GLO)-Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương tại Hội nghị lần thứ 19 Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Ayun Pa và buổi làm việc với Ban Thường vụ Thị ủy về công tác lãnh đạo, chỉ đạo chuẩn bị đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra ngày 12-12.

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên kết luận phiên thảo luận chung tại hội trường. Ảnh: Đức Thụy

Ngày làm việc thứ 2 kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Gia Lai: Bàn giải pháp khơi thông “điểm nghẽn” để phát triển kinh tế-xã hội

(GLO)- Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 10-12, kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII tập trung thảo luận tổ, thảo luận chung tại hội trường. Cũng tại kỳ họp, lãnh đạo các sở, ngành trả lời một số vấn đề cử tri quan tâm nhằm khơi thông “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế-xã hội.