Hoa giấy bonsai rực rỡ đón xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Mỗi độ xuân về, Hội Sinh vật cảnh thị xã An Khê lại đưa ra thị trường những chậu hoa, cây cảnh được cắt tỉa tỉ mỉ, đẹp mắt. Đặc biệt, Tết Quý Mão 2023, Hội cung cấp hàng trăm cây hoa giấy bonsai độc, lạ. Với ưu điểm dễ trồng, ra hoa quanh năm và có ý nghĩa mang lại niềm vui tươi, hoa giấy bonsai được nhiều người mua về chưng Tết.
Hội Sinh vật cảnh thị xã An Khê hiện có 150 hội viên ở các huyện: Đak Pơ, Kbang, Kông Chro và thị xã An Khê. Bên cạnh hoa, cây cảnh, Hội có khoảng 2.000 cây hoa giấy bonsai, cung ứng thị trường quanh năm nhưng nhiều nhất vào dịp Tết.
Năm ngoái, anh Đỗ Văn Tuyên (tổ 2, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) bán 40 cây hoa giấy bonsai thu về 400 triệu đồng. Trong vườn của anh hiện có 50 cây hoa giấy 3-60 năm tuổi. Nhiều cây xù xì có đường kính gốc 50 cm với đa dạng dáng thế độc đáo như dáng trực, thác đổ, rồng bay, phụ tử. Theo anh Tuyên, nhiều năm nay, anh đã chủ động sưu tầm, thu mua của người dân được những cây hoa giấy đẹp. Dựa trên dáng thế tự nhiên, anh cắt tỉa, uốn cành, tạo tán, sau đó trồng vào những chậu lớn, bình gốm sứ tương xứng để nâng tầm sản phẩm.
“Cây hoa giấy ưa nắng, dễ trồng, ít sâu bệnh. Nhưng để có dáng thế đẹp phải chăm sóc, cắt tỉa cành thường xuyên; tưới nước, bón phân đúng liều lượng nhằm tăng cường chất dinh dưỡng, giúp cây sinh trưởng. Bên cạnh những cây hoa giấy có màu trắng, hồng, đỏ đậm truyền thống, tôi nhập một số giống hoa giấy của Mỹ, Thái Lan với nhiều màu sắc. Sau đó, tôi lấy những giống hoa này ghép vào cây bonsai tạo thành tác phẩm vừa độc đáo về hình dáng lại có nhiều màu sắc. Qua đó, nhiều người mua mà giá bán cũng cao hơn”-anh Tuyên chia sẻ.
Anh Đỗ Văn Tuyên (tổ 2, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) cắt tỉa, tạo dáng cho cây hoa giấy bonsai. Ảnh: Ngọc Minh
Anh Đỗ Văn Tuyên (tổ 2, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) cắt tỉa, tạo dáng cho cây hoa giấy bonsai. Ảnh: Ngọc Minh
Với hơn 10 năm trong nghề buôn bán, sưu tầm hoa giấy bonsai, hàng năm, ông Trần Thọ (thôn Tư Lương, xã Tân An, huyện Đak Pơ) cung ứng ra thị trường gần 100 cây hoa giấy; giá bán dao động từ 1,5 triệu đồng đến hơn 100 triệu đồng/cây, mang lại thu nhập cho gia đình hơn 300 triệu đồng. Ông Thọ cho hay: Để hoa nở vào đúng dịp Tết thì vào rằm tháng 10 âm lịch phải tiến hành bứt lá và hạn chế tưới nước. Song song với trồng hoa giấy thành giàn, hoa giấy bonsai cũng được nhiều người yêu thích. Trồng hoa giấy cũng không sợ hàng tồn, vì cây càng lâu năm, giá trị kinh tế càng cao. Tùy vào kiểu dáng, kích thước, độ tuổi mà mỗi cây có giá bán từ vài triệu đến cả trăm triệu đồng. “Cây hoa giấy bonsai có dáng thế và hoa đẹp nên thường dùng để trang trí khuôn viên trong nhà. Bên cạnh mai, đào, quất, cúc, người dân mua thêm cây bông giấy về chưng Tết để sắc xuân thêm rực rỡ”-ông Thọ nói.
Bông giấy bonsai có hình dáng tự nhiên đẹp, hoa rực rỡ được nhiều người mua về chưng Tết. Ảnh: Ngọc Minh
Hoa giấy bonsai có hình dáng tự nhiên đẹp, màu sắc rực rỡ được nhiều người mua về chưng Tết. Ảnh: Ngọc Minh
Anh Trần Đình Hoàng (tổ 6, thị trấn Kbang) bộc bạch: “Tôi rất thích hoa giấy. Trước cổng nhà đã trồng cây có hoa màu hồng. Loài cây này chăm sóc đơn giản cho hoa quanh năm, màu sắc sặc sỡ, làm không gian nhà cửa, khu vườn luôn ấm áp, tươi mới. Ngày Tết có mai vàng thêm chậu hoa giấy ngũ sắc, hương xuân thêm phần rực rỡ”.
Trao đổi với P.V, ông Triệu Kim Phú-Phó Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh thị xã An Khê-cho biết: “Hoa giấy dễ sống, ít tốn công chăm sóc nên được nhiều người lựa chọn trồng trong nhà, ngoài cổng. Ưu điểm tán gọn, dáng thế đẹp tự nhiên, dễ di chuyển nên nhu cầu người dân chơi cây hoa giấy bonsai ngày càng nhiều. Nhiều hội viên đã nhập hàng chục loại hoa giấy có màu sắc mới lạ về ghép tạo ra nhiều tác phẩm độc đáo. Việc lai tạo, ghép giống đã từng bước nâng cao tay nghề cho mỗi hội viên. Hàng năm, Hội đều đưa các tác phẩm cây cảnh của hội viên đi trưng bày, giới thiệu tại các hội chợ; bày bán tại chợ hoa xuân thị xã An Khê được khách hàng đánh giá cao”. 
NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.
Khởi sắc Bar Măih

Khởi sắc Bar Măih

(GLO)- Từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã Bar Măih (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc.
Dubai ngập lụt do mưa lớn

Dubai ngập lụt do mưa lớn

(GLO)- Thành phố Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ngày 16/4 hứng lượng mưa kỷ lục 160 mm, gấp đôi lượng mưa trung bình một năm ở nước này.
"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

(GLO)-Kiến vàng là món ăn yêu thích và có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Jrai sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Để tìm bắt loại sản vật này, người dân phải mất nhiều thời gian và phải chịu được cảm giác đau khi bị kiến đốt.